Điểm chuẩn xét học bạ, IELTS và kết quả thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngoại thương cao nhất 29,5/30, ở ngành Khoa học Máy tính, Logistics...
Điểm chuẩn xét học bạ, IELTS và kết quả thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngoại thương cao nhất 29,5/30, ở ngành Khoa học Máy tính, Logistics...
**Lưu ý: Điểm này đã bao gồm điểm chuẩn và điểm ưu tiên (nếu có).
Tham khảo đầy đủ thông tin trường mã ngành của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế để lấy thông tin chuẩn xác điền vào hồ sơ đăng ký vào trường Đại học. Điểm chuẩn vào Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế như sau:
Tìm hiểu các trường ĐH khu vực Miền Trung để sớm có quyết định trọn trường nào cho giấc mơ của bạn.
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương theo phương thức xét học bạ kết hợp chứng chỉ IELTS hay giải thưởng phổ biến ở mức 28 điểm, cao nhất là 30 điểm.
Tối 14/6, trường Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn của ba phương thức xét tuyển sớm, gồm xét học bạ kết hợp giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế và sử dụng điểm đánh giá năng lực.
Tại phương thức xét tuyển kết hợp học bạ và giải học sinh giỏi quốc gia, điểm tối đa là 34 (gồm 30 điểm từ ba môn trong tổ hợp, 4 điểm cộng nếu thí sinh đạt giải nhất quốc gia). Với cách tính tương tự, điểm tối đa khi xét học bạ với giải học sinh giỏi cấp tỉnh là 32. Tuy nhiên, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi cách tính điểm ưu tiên để không xảy ra tình trạng điểm chuẩn vượt 30 nên Đại học Ngoại thương đã quy đổi điểm chuẩn về thang 30.
Theo đó, điểm chuẩn ở phương thức này cao nhất là 30 điểm, áp dụng với chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, trụ sở Hà Nội.
Với phương thức xét học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế, điểm chuẩn cao nhất cũng là 30 điểm với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại ở Hà Nội. Với các ngành còn lại, đa số lấy điểm chuẩn 28, số ít có điểm chuẩn 25-26.
Tương tự, trường Đại học Ngoại thương quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của hai Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM về thang 30 (phương thức 5), lấy điểm chuẩn từ 27,8 đến 28,1.
Điểm chuẩn xét tuyển sớm các ngành của Đại học Ngoại thương cụ thể như sau:
Năm nay, Đại học Ngoại thương tuyển 4.100 sinh viên cho ba cơ sở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh, tăng 50 so với mức 4.050 của năm 2022. Ngoài các phương thức xét tuyển sớm, trường còn xét tuyển 839 sinh viên bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 115 em xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáp dục và Đào tạo.
Học phí dự kiến năm học 2023-2024 với chương trình đại trà là 25 triệu đồng, chương trình chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 triệu đồng một năm, cùng tăng 5 triệu đồng so với hiện nay. Với chương trình tiên tiến, học phí dự kiến là 70 triệu đồng một năm, tăng 10 triệu; còn chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp vẫn giữ mức 60 triệu đồng.
Sinh viên Đại học Ngoại thương. Ảnh: FTU Times
Năm ngoái, điểm chuẩn từ điểm thi tốt nghiệp của Đại học Ngoại thương cao nhất 28,4 với tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) tại nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế tại trụ sở Hà Nội.
Các ngành Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung, Nhật xét tuyển bằng tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) lấy điểm từ 35 đến 36,6 trên thang 40, tiếng Anh nhân hệ số hai. Điểm chuẩn vào những ngành này bẳng tổ hợp khác ít hơn 1 điểm.