Họa sĩ là một lĩnh vực rất đặc biệt và chỉ dành cho những cá nhân có khả năng nghệ thuật tự nhiên và đam mê sâu sắc với hội họa. Không phải ai cũng có thể bước chân vào con đường nghề nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu về nghề họa sĩ là gì, làm gì để trở thành họa sĩ được mến mộ cùng triển vọng trong lĩnh vực này nhé.
Họa sĩ là một lĩnh vực rất đặc biệt và chỉ dành cho những cá nhân có khả năng nghệ thuật tự nhiên và đam mê sâu sắc với hội họa. Không phải ai cũng có thể bước chân vào con đường nghề nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu về nghề họa sĩ là gì, làm gì để trở thành họa sĩ được mến mộ cùng triển vọng trong lĩnh vực này nhé.
Vẽ hình họa mẫu người là giai đoạn vẽ hình họa nâng cao, đối với sinh viên học hội họa các bài vẽ hình họa mẫu người được thực hiện như vẽ bằng chất liệu chì than, vẽ bằng than, vẽ bằng chất lệu bột màu và cuối cùng là vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Vẽ hình họa mẫu người là cơ sở nền tảng để người học có kiến thức và kỹ năng xây dựng hình tượng trong tranh bố cục.
Đối với học sinh phổ thông luyện thi Đại học khối H, khi vẽ hình họa mẫu người thật cần thực hiện thế nào để học hiệu quả nhất: Trước khi thực hiện vẽ hình họa mẫu người toàn thân, người học bắt buộc phải qua thời gian luyện vẽ các bài khối cơ bản, khối kết hợp (vẽ tĩnh vật) và nghiên cứu vẽ chân dung, các bài học giai đoạn này yêu cầu người học phải đạt được những kiến thức và kỹ năng nhất định để làm cơ sở cho giai đoạn học hình họa nâng cao (vẽ mẫu người toàn thân).
Để trở thành một họa sĩ, bạn cần tuân theo một số yêu cầu và phải phát triển những kỹ năng cụ thể. Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng:
Đây là yếu tố quan trọng nhất. Bạn cần có khả năng sáng tạo và thể hiện ý tưởng qua tranh vẽ hoặc các phương tiện nghệ thuật khác. Khả năng nắm bắt màu sắc, hình dạng và khả năng biểu đạt cảm xúc thông qua nghệ thuật là yếu tố cần thiết.
Quá trình tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có thể rất mất thời gian và cần sự kiên nhẫn. Bạn sẽ phải dành nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày để hoàn thành một tác phẩm.
Hiểu biết về các kỹ thuật vẽ và sử dụng các công cụ nghệ thuật là rất quan trọng để trở thành họa sĩ. Điều này bao gồm biết cách sử dụng bút chì, màu nước, sơn dầu, hoặc các công nghệ số hóa nếu bạn làm việc trên máy tính.
Họa sĩ cần có khả năng quan sát chi tiết và nhận biết các yếu tố nghệ thuật trong thế giới xung quanh họ.
Họa sĩ thường thể hiện cá tính vào các tác phẩm của họ. Điều này giúp tạo ra sự khác biệt và đặc trưng cho tác phẩm nghệ thuật.
Nghệ thuật không bao giờ ngừng phát triển, vì vậy họa sĩ cần luôn cập nhật kiến thức và học hỏi từ các nghệ sĩ khác.
Để nổi bật trong nghề nghiệp này, bạn cần có khả năng sáng tạo và thường xuyên đem đến những ý tưởng mới và độc đáo trong tác phẩm của mình.
Để có một bài vẽ hình họa mẫu người tốt thì chúng ta cần nắm rõ các cách vẽ mẫu người đơn giản như
Chúc các bạn học vẽ hình họa đạt hiệu!
Một bài hình họa vẽ mẫu người đúng, đẹp cần đảm bảo các yếu tố sau: Bài vẽ phải có bố cục cân đối, hợp lý trong tờ giấy vẽ. Hình vẽ phải đảm bảo tỉ lệ của mẫu, đúng đặc diểm hình dáng của mẫu như: dáng mập hay gầy, tư thế điểm tập trung của trọng lượng, đặc điểm của chân dung, bàn chân, bàn tay…Đậm nhạt phải đảm bảo tương quan lớn của mẫu, thể hiện rõ 3 khu vực màu da (Ống chân và nà chân, cánh tay và bàn tay đậm; mặt độ trung gian; thân, đùi, cánh tay trên độ sáng).
Vẽ hình họa mẫu người là loại bài học ôn thi vào khối H các trường Đại học, để học tốt được loại bài tập này người học phải kinh qua các bài vẽ hình họa cơ bản như: vẽ các khối cơ bản, vẽ tượng chân dung và vẽ chân dung người...
Hãy bắt đầu từ bố cục, một bài hình họa đẹp thì không bao giờ xộc xệch. Tức là bạn phải sắp xếp mẫu mà bạn muốn vẽ vào giấy sao cho hài hòa về tỉ lệ hình – nền và sắp đặt các bộ phận trên cơ thể mẫu sao cho đúng vị trí.
Kí hoạ là một cách vẽ nhanh cốt ghi lại được các nét chính, đơn giản, chủ yếu nhất, dáng vẽ của con người, vật và cảnh vật trong trang thái từ tĩnh đến động trong một thời gian ngắn bằng bút chì, bút sắt, bút lông hoặc màu nước...
Muốn vẽ hình họa mẫu người được tốt người học cần nghiên cứu giải phẫu tạo hình để hiểu được cấu trúc, tỷ lệ người. Sau đây là các bước tiến hành vẽ hình họa mẫu người đơn giản mà lớp học vẽ thầy Lê Tuyện muốn chia sẻ
Giữa mùa COVID-19 vắng lặng, triển lãm Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước đã thu hút rất đông người tới xem ngay trong buổi sáng khai mạc ngày 25-8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).
Sau triển lãm năm 2004, đây là lần thứ 2 công chúng được thấy tận mắt cả trăm phác thảo trong suốt quá trình 2 năm họa sĩ Bùi Trang Chước sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam đến khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức ký phê duyệt tháng 1-1956.
Công chúng đến với triển lãm các mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
"Lịch sử cũng có những câu chuyện buồn"
Xúc động tại triển lãm tưởng thưởng cha mình là tác giả của Quốc huy Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Thủy (Bùi Minh Thủy) - con gái cố họa sĩ Bùi Trang Chước, sinh đúng năm Quốc huy ra đời - kể lại những góc khuất nửa thế kỷ của cha.
Từ năm 1953 đến 1955, họa sĩ Bùi Trang Chước đã có hơn 100 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo, bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy.
Sau nhiều chỉnh sửa, ông chọn 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10-1954, từ hơn 300 mẫu Quốc huy của các họa sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương lựa chọn trình Chính phủ.
Bà Bùi Minh Thủy (thứ hai từ trái sang), con gái của cố họa sĩ Bùi Trang Chước, tại triển lãm vinh danh, tưởng thưởng cha mình là tác giả Quốc huy Việt Nam - Ảnh: ANH MINH
Sau đó, do nhiệm vụ đặc biệt và tuyệt mật Chính phủ giao, họa sĩ Bùi Trang Chước lên đường sang Trung Quốc để vẽ và in tiền, không có điều kiện chỉnh sửa, hoàn thiện Quốc huy theo sự góp ý của trung ương sau kỳ họp Quốc hội tháng 9-1955.
Nhiệm vụ này sau đó được giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn - việc đã gây ngộ nhận và nhầm lẫn trong suốt 50 năm rằng họa sĩ Trần Văn Cẩn là tác giả của Quốc huy Việt Nam.
Mẫu phác thảo Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước được đặt cạnh Quốc huy Việt Nam năm 1956 và Quốc huy Việt Nam ngày nay - Ảnh: T.ĐIỂU
Tại triển lãm, công chúng được xem công văn số 237/MT ngày 24-11-1954 của Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương do chính họa sĩ Trần Văn Cẩn ký, gửi Bộ Tuyên truyền về việc sửa mẫu quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước.
Theo đó, họa sĩ Trần Văn Cẩn xác nhận 15 mẫu quốc huy mà Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng duyệt mẫu quốc huy là của họa sĩ Bùi Trang Chước.
Nhưng khi công bố Quốc huy Việt Nam thì họa sĩ Trần Văn Cẩn lại được công nhận là tác giả.
Công văn ngày 24-11-1954 của Ban Mỹ thuật - ngành văn nghệ trung ương - Ảnh: T.ĐIỂU
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - cho biết mãi đến năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải mới kết luận: Họa sĩ Bùi Trang Chước là tác giả đầu tiên của Quốc huy Việt Nam được chọn, họa sĩ Trần Văn Cẩn chỉ là người thực hiện ý kiến chỉ đạo của trung ương là chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy Việt Nam.
Ông Đoàn cho biết thêm đầu những năm 2000, một tổ tư vấn đã được thành lập để tìm ra tác giả mẫu Quốc huy Việt Nam. Họ đã làm việc trong hai năm và tìm ra được những minh chứng quan trọng, đặc biệt là các bản mẫu phác thảo còn giữ được đều có hình mờ chìm là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - nơi họa sĩ Bùi Trang Chước làm việc, không thể làm giả được.
"Đôi khi lịch sử cũng có những câu chuyện buồn trong việc ghi nhận công lao của những người cống hiến thầm lặng", họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói.
Sắc lệnh số 254-SL ngày 14-1-1956 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU
Xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh
Hiện gia đình và Hội Mỹ thuật Việt Nam đều mong Nhà nước có sự ghi nhận xứng đáng đối với người họa sĩ có đóng góp to lớn cho đất nước nhưng chịu nhiều thiệt thòi này.
"Chúng tôi sẽ nói gia đình chuẩn bị hồ sơ tiếp tục gửi Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ở lĩnh vực mỹ thuật. Với đóng góp của cố họa sĩ Bùi Trang Chước, ông rất xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh", họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói.
"Cụ thiệt thòi chỉ biết đem hết sức lực của mình cống hiến cho đất nước, không màng danh lợi gì", bà Bùi Minh Thủy xúc động nói về cha mình.
Di bút Tôi vẽ mẫu Quốc huy do họa sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 2-4-1985 được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU
Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936 - 1941). Ngoài là tác giả của Quốc huy Việt Nam, ông còn nổi tiếng là người Việt Nam vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Đông Dương.
Ông cũng là họa sĩ của những mẫu bằng khen, huân chương, huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng như các mẫu tiền của Nhà nước.
Một số mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam của họa sĩ Bùi Trang Chước được trưng bày tại triển lãm:
Một mẫu phác thảo quốc huy với hình cột cờ Hà Nội, lúa, tre và cau của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
Mẫu phác thảo quốc huy với cây tre và con trâu - Ảnh: T.ĐIỂU
Mẫu phác thảo quốc huy với hình tháp rùa hồ Gươm - Ảnh: T.ĐIỂU
Phác thảo mẫu quốc huy với hình cổng thành Hà Nội - Ảnh: T.ĐIỂU
Một mẫu phác thảo quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
Hình ảnh con trâu từng được họa sĩ Bùi Trang Chước đưa vào nhiều mẫu phác thảo quốc huy - Ảnh: T.ĐIỂU
Mẫu phác thảo quốc huy với hình ảnh cờ đỏ sao vàng - Ảnh: T.ĐIỂU
Những mẫu phác thảo quốc huy siêu nhỏ như con tem của họa sĩ Bùi Trang Chước - Ảnh: T.ĐIỂU
Phác thảo quốc huy với hình ảnh ngô và lúa - Ảnh: T.ĐIỂU