6 tháng ăn ngủ, sinh hoạt với thủy thủ tàu Điện Biên 01, tôi đã thấu hiểu những nỗi vất vả sau cái hào nhoáng của thủy thủ viễn dương một thời.
6 tháng ăn ngủ, sinh hoạt với thủy thủ tàu Điện Biên 01, tôi đã thấu hiểu những nỗi vất vả sau cái hào nhoáng của thủy thủ viễn dương một thời.
Nằm giữa một vùng đồi núi thấp, địa hình hiểm trở, cây cối mọc um tùm, vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực núi Bà Rá được coi là nơi “rừng thiêng, nước độc”, không người qua lại. Năm 1925, thực dân Pháp đã xây dựng tại đây một nhà tù khổ sai để giam giữ các tù nhân chính trị và những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án. Sau đó khi tham chiến tại Việt Nam, Mỹ đã tiếp quản khu vực này và cho xây dựng một căn cứ quân sự hiện đại (có cả sân bay trực thăng) trên đỉnh núi với mục đích kiểm soát toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, với ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân Bình Phước, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã lần lượt phải rút lui khỏi núi Bà Rá. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử liên quan đến hai cuộc chiến tranh này như: nhà tù Bà Rá (do Pháp xây dựng), sân bay trực thăng (do Mỹ xây dựng), hang Dơi, hang Cây Sung, hang bà Bảy Tuyết (nơi mà quân và dân Bình Phước từng cư trú để chống Pháp và Mỹ)…
Nằm dưới chân núi Bà Rá là hồ Thác Mơ với diện tích rộng khoảng 12.000ha, sức chứa 1,3 tỉ m3 nước, giữa hồ có 10 hòn đảo lớn, nhỏ, xung quanh hồ rợp bóng cây xanh. Hồ không những có vai trò cung cấp nước cho thủy điện Thác Mơ, điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phục vụ đời sống của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan lý tưởng gắn kết với núi Bà Rá tạo thành cụm điểm du lịch trên núi, dưới hồ vô cùng thơ mộng.
Với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú và dấu tích lịch sử hào hùng, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã ra quyết định 568-VH/QĐ-BVHTT ngày 4/10/1995 công nhận núi Bà Rá là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 30/12/2002, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 2535/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái Bà Rá -Thác Mơ gồm các phân vùng quy hoạch như: khu vực núi Bà Rá (diện tích 1.300ha), đảo Khỉ trên hồ Thác Mơ (diện tích 200ha) và phạm vi bảo vệ sinh thái toàn bộ vùng núi Bà Rá và lòng hồ Thác Mơ (diện tích 1.000ha). Song song với đó là việc tôn tạo các di tích nhà tù Bà Rá, hang Dơi, hang Cây Sung, hang bà Bảy Tuyết, chùa Bà Rá; xây dựng mới làng kiến trúc trên đảo Khỉ, làng du lịch, cơ sở lưu trú và ẩm thực trên núi Bà Rá, các bến, trạm thông tin du lịch, hệ thống đền, chùa, tượng Phật; trang bị các phương tiện phục vụ du khách trong khu du lịch; phát triển, bảo vệ rừng, núi Bà Rá… đặc biệt là công trình cáp treo núi Bà Rá với chiều dài 2.063m, gồm 32 cabin, chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 4 cabin, các cabin làm bằng khung vỏ hợp kim nhôm, có 6 chỗ ngồi. Hiện việc tôn tạo các di tích và xây mới công trình cáp treo đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các hạng mục khác sẽ hoàn thành trong những năm tiếp theo.
Đến với khu du lịch sinh thái Bà Rá – Thác Mơ, ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên biển hồ trên cao nguyên vào buổi bình minh, cùng ngư dân bản địa buông lưới, thả câu vào lúc hoàng hôn hay thưởng thức đặc sản cá lăng, cá chình sông Bé vào buổi tối, du khách còn có dịp tìm hiểu về cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ anh dũng, kiên cường của quân và dân Bình Phước thông qua các di tích lịch sử. Đặc biệt, nếu đến đây vào ngày 6/1 hàng năm, du khách còn có cơ hội tham gia giải việt dã Chinh phục đỉnh núi Bà Rá mang tầm quốc tế, thu hút nhiều vận động viên đến từ các quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan…
Để lên đỉnh núi Bà Rá, du khách có thể đi cáp treo hoặc đi theo hành trình như sau: Từ chân núi, đi xe máy hoặc ô tô theo con đường trải nhựa lên đồi Bằng Lăng - nơi có nhà bia tưởng niệm ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ. Từ đây, bước qua 1.767 bậc tam cấp bằng đá với hai bên là màu xanh ngút ngàn của rừng trúc, lồ ô và những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi sẽ lên đến đỉnh – nơi có dấu tích sân bay trực thăng do Mỹ xây dựng, ngọn ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước cao 48m, điện thờ tượng Phật Bà nghìn tay. Từ đỉnh núi Bà Rá, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cả một vùng thị xã Phước Long rộng lớn, dưới chân núi là hồ thủy điện Thác Mơ long lanh, in bóng núi non, mây trời.
Việc đầu tư xây dựng khu du lịch Bà Rá – Thác Mơ không những góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của địa phương mà còn có nhiệm vụ gắn kết các điểm tham quan lân cận như: phường Thác Mơ, nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ, khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập và hệ thống sông, suối, ghềnh, thác, hồ, đập phong phú, tạo nên một quần thể các điểm du lịch hấp dẫn cho Bình Phước.
Xây dựng và phát triển Khu Du lịch Quốc gia hồ Thác Bà thành một trong những động lực phát triển du lịch của cả nước; phấn đấu đến năm 2040, toàn Khu du lịch trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa có thương hiệu, với sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Đây là một trong những mục tiêu của quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt.
Theo phê duyệt, phạm vi quy hoạch Khu Du lịch Quốc gia hồ Thác Bà bao gồm toàn bộ diện tích mặt nước hồ Thác Bà và vùng phụ cận thuộc địa giới hành chính huyện Yên Bình và huyện Lục Yên với quy mô diện tích khoảng 53.000ha.
Quy hoạch xác định đây là Khu Du lịch Quốc gia trọng tâm của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với giá trị văn hóa dân tộc và hệ sinh thái hồ Thác Bà; là một trong những khu du lịch quốc gia có thương hiệu, gắn với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, lịch sử, văn hóa, tham quan, nghiên cứu.
Đây còn là vùng bảo tồn, phát huy giá trị sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa đặc thù của quốc gia; là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia; vùng bảo đảm an ninh năng lượng, cấp nước, thủy lợi cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong việc quy hoạch phát triển, bảo đảm khả năng tích hợp đồng bộ các nhóm ngành kinh tế. Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch và phát triển đô thị, nông thôn bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống; đảm bảo quốc phòng - an ninh, an toàn hồ đập thủy điện, ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống thiên tai và bảo vệ tài nguyên, môi trường, không gian cảnh quan đặc thù và nâng cao điều kiện sống của người dân trong vùng hồ Thác Bà.
Việc phát triển phải dựa trên nguyên tắc kế thừa hợp lý, tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt. Rà soát, điều chỉnh bổ sung phù hợp với các điều kiện và định hướng phát triển mới. Tôn trọng phát huy giá trị của địa hình và cảnh quan tự nhiên, không tác động tiêu cực đến cấu trúc địa hình tự nhiên, chỉ san lấp cục bộ khu vực xây dựng công trình.
Quy hoạch cũng nêu rõ bảo vệ và phát huy giá trị mặt nước hồ Thác Bà, hệ thống các đảo trong lòng hồ, các điểm cao có tầm nhìn đẹp (như núi Chàng Rể, núi Cao Biền...), các hang động tự nhiên, cảnh quan ruộng bậc thang đặc trưng (huyện Lục Yên, huyện Yên Bình), làng, bản dân tộc truyền thống và điểm danh thắng hấp dẫn trong Khu Du lịch Quốc gia hồ Thác Bà.
Quá trình xây dựng cần khai thác tối ưu tiềm năng và lợi thế của hồ Thác Bà như: Giá trị cảnh quan mặt nước, cảnh quan rừng núi, môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị phi vật thể và văn hóa tín ngưỡng, giao thông thủy bộ kết nối; nghiên cứu tác động của tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, quốc lộ 70, quốc lộ 37, quốc lộ 2D, sân bay… đến quá trình lập quy hoạch và định hướng phát triển để khai thác lợi thế của Khu Du lịch Quốc gia hồ Thác Bà.
Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với các điểm du lịch khác trong tỉnh Yên Bái, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, gồm: Khu du lịch quốc gia Tân Trào, Khu du lịch quốc gia Tam Đảo, Khu du lịch quốc gia Đền Hùng, Khu du lịch quốc gia Sa Pa, Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải...
Nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như "Hạ Long trên núi" là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà vào năm 1970.
Năm 1996, hồ Thác Bà đã được công nhận là Di tích Lịch sử Danh Thắng Quốc gia.
Hồ nằm trên địa bàn hai huyện Yên Bình và Lục Yên, rộng gần 20.000ha, trong đó có hơn 1.300 hòn đảo xanh lớn nhỏ cùng hệ thống hang động tuyệt đẹp ẩn sâu trong lòng núi đá vôi.
Được bao quanh bởi những ngọn núi xanh tươi và những vách đá vôi tuyệt đẹp, hồ Thác Bà hiện là điểm đến mới mẻ cho những người yêu thích du lịch.
Đến thăm hồ Thác Bà, khi di chuyển bằng tàu thủy, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giữa mặt nước mênh mông, lung linh soi bóng những hòn đảo điệp trùng tưởng như vô tận, để quên hết những mệt mỏi ưu phiền của cuộc sống.
Điểm đầu tiên du khách có thể đến thăm là khu vực Nhà máy Thủy điện Thác Bà, - công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam.
Du khách còn có thể kết hợp đến thăm đền Mẫu Thác Bà - một địa điểm du lịch tâm linh cách đó không xa. Đền tọa lạc trên núi Hoàng Thi, với thế tựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy theo hướng Đông Đông Bắc, xa xa là núi Cao Biền. Từ lâu, đền Mẫu Thác Bà đã nổi tiếng là chốn linh thiêng.
Du khách cũng có thể khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông... Động Thủy Tiên, nằm trong lòng núi đá dài khoảng 100m với những nhũ đá lấp lánh, trong đó có hình chín nàng tiên mỗi người một vẻ gắn với truyền thuyết tình yêu ly kỳ, hấp dẫn.
Thăm động Xuân Long nằm ẩn trong núi đá, với những tượng đá tự nhiên và các nhũ đã gắn với những truyền thuyết mang màu sắc liêu trai.
Cùng hệ thống hang động, du khách có thể lên núi Cao Biền, dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt để ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất.
Nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái, hồ Thác Bà có những đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi.
Phong cảnh hữu tình, phong phú về nguồn lợi thủy sản, ven hồ còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa bản địa, trong đó, nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Tết nhảy của dân tộc Dao…
Ngoài các hoạt động như câu cá, chèo thuyền, du khách có thể đến thăm các làng bản địa phương để tìm hiểu về truyền thống, lễ hội và lối sống của các dân tộc.
Du khách có thể thoải mái ghé thăm hồ Thác Bà vào bất kỳ thời điểm nào trong năm vì khí hậu ở đây có bốn mùa rõ ràng và nhiệt độ khá ổn định. Hồ Thác Bà cũng là điểm đến tuyệt vời cho chuyến đi trong ngày hoặc nghỉ ngơi cuối tuần./.
Trở thành thuyền viên, chấp nhận cuộc sống trên du thuyền là những người thích biển cả, đam mê du lịch, thích giao lưu khám phá những điều thú vị mới lạ bên ngoài thế giới bao la, và hơn thế nữa họ là người thích và dám mạo hiểm, dám hành động vì điều họ muốn, vậy hãy để GMAS review cuộc sống trên du thuyền xem vì sao thuyền viên lại có những đặc trưng tính cách như trên ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!