TAND Tối cao xác định hành vi có tính chất tình dục như hôn vào miệng, cổ, vai người dưới 16 tuổi sẽ bị quy vào tội Dâm ô.
TAND Tối cao xác định hành vi có tính chất tình dục như hôn vào miệng, cổ, vai người dưới 16 tuổi sẽ bị quy vào tội Dâm ô.
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ngay từ khi lọt lòng, các bé đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cho đến khi được 6 tuổi mà không mất bất cứ khoản đóng góp BHYT nào. Rất nhiều bố mẹ còn chưa hiểu rõ, hiểu đúng về BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng tôi xin giải đáp một số thông tin về bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.
Bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi là gì?
Căn cứ vào Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng được cấp BHYT và hưởng bảo hiểm y tế miễn phí (Nhóm do ngân sách nhà nước đóng), cha mẹ không phải đóng phí BHYT cho cho con đến khi bé được 6 tuổi.
Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp và hưởng BHYT miễn phí nên cha mẹ không cần đóng phí
Hồ sơ bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi - Hồ sơ cấp thẻ BHYT
Để trẻ được hưởng quyền lợi bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi bố mẹ cần làm hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ. Sau khi được cấp thẻ trẻ được khám chữa bệnh BHYT miễn phí tại các bệnh viện công theo quy định.
- Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ gồm có:
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh có đóng dấu công chứng.
+ Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ BHYT của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ cư trú.
Lưu ý: Căn cứ vào Khoản 2, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong trường hợp trẻ mới sinh, chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký BHYT cho trẻ cha mẹ sẽ nộp đến các cơ quan ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để được cấp thẻ BHYT.
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định các tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ.
Sau khi được cấp thẻ BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được khám chữa bệnh miễn phí tại bệnh viện công theo quy định.
Mức hưởng bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi
Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám tại trung tâm y tế, các bệnh viện công có mức hưởng bảo hiểm khác nhau được quy định trong từng trường hợp cụ thể.
Theo luật bảo hiểm y tế việc xuất trình được thẻ BHYT hoặc chứng minh được tuổi của các bé ảnh hưởng rất nhiều đến mức hỗ trợ của BHYT.
1. Mức hưởng BHYT trong trường hợp xuất trình được thẻ BHYT của trẻ
Theo nội dung quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP trẻ em dưới 6 tuổi nằm trong danh sách được hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách nhà nước.
Mức hưởng BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi khi xuất trình được thẻ BHYT được quy định như sau:
- Được hưởng 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
- Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp trẻ đi khám thông tuyến theo quy định.
- Được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh.
- Được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương.
2. Mức hưởng trong trường hợp không xuất trình được thẻ BHYT của trẻ
Tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ y tế, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định:
“Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định...”.
Như vậy mặc dù bạn chưa thực hiện thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con nhưng xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của bé để chứng minh bé dưới 6 tuổi vẫn sẽ được hưởng quyền lợi như những trẻ có thẻ và xuất trình được thẻ BHYT.
Thanh toán chi phí cho trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:
Đối với trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT thì cơ sở khám, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ dưới 6 tuổi và chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan BHXH thanh toán theo quy định.
Chính vì vậy, dù trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT thì khi khám, chữa bệnh vẫn được Nhà nước hỗ trợ chi phí khi thanh toán. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào việc trẻ được khám, chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.
Trước thực trạng hiện nay học sinh biết
, nhiều em có quan hệ tình dục khi dưới 18 tuổi, thậm chí dưới 16 tuổi, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho biết bà không chấp nhận chuyện đó. “Trong trường học chỉ có một mối quan hệ, đó là mối quan hệ bạn bè, chứ không phải một mối quan hệ nào khác. Chỉ nên có một mối quan hệ là tình bạn, không thể vượt quá tình bạn. Nhân đây tôi muốn cảnh báo tới tất cả các phụ huynh, trong việc các em học sinh ngày nay yêu sớm, quan hệ tình dục sớm chúng ta thấy có sự tiếp tay của
. Phụ huynh trang bị công nghệ cho các con để phục vụ việc học là rất tốt, nhưng phải kiểm soát, bởi nhiều em hẹn hò, nảy sinh tình cảm, hoặc từ đó gây gổ, mâu thuẫn nhau trên mạng xã hội rồi đánh nhau ngoài đời thật", bà Nữ chia sẻ.
Bà Nữ đề xuất phương án chỉ cần mỗi phụ huynh góp khoảng 1.000 đồng mỗi tháng, thì toàn trường sẽ đủ kinh phí để thuê một nhân viên tạp vụ trông coi nhà vệ sinh trường học, có thể hạn chế tối đa những trường hợp quan hệ tình dục lén lút trong nơi này.
Từ ngày 5.11.2019, nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có hiệu lực. Trong nghị quyết ghi rõ: Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
(Theo nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao)