Nếu có thể thì bạn hãy cố gắng chọn một công việc làm thêm gần với ngành học hoặc nghề nghiệp bạn theo đuổi. Việc này sẽ giúp bạn củng cố thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.
Nếu có thể thì bạn hãy cố gắng chọn một công việc làm thêm gần với ngành học hoặc nghề nghiệp bạn theo đuổi. Việc này sẽ giúp bạn củng cố thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.
Hiện nay sinh viên đi làm thêm không còn là điều gì quá mới mẻ và xa lạ. Công việc làm thêm giúp các bạn tích lũy được kinh nghiệm, có thêm trải nghiệm về kỹ năng sống. Mặt khác còn giúp có thêm thu nhập để trang trải chi phí cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn sinh viên khi đi làm thêm cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
Trên thực tế có rất nhiều bạn sinh viên vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên cần công việc làm thêm để có thu nhập trả học phí, thuê nhà cũng như rất nhiều khoản chi phí khác nữa.
Nhưng các bạn phải nên nhớ mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo giờ giấc của việc học cũng như tinh thần sức khỏe để nắm bắt kiến thức. Chính vì vậy các bạn sinh viên không nên bỏ lỡ mất việc học để gia tăng thêm thu nhập vì sau này có muốn quay lại cũng không còn cơ hội.
Đi làm thêm sẽ giúp các bạn tích lũy được thêm các mối quan hệ, tăng khả năng giao tiếp và nhiều kỹ năng mềm. Còn nếu như quá ham làm thêm, mục tiêu ban đầu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Công việc phục vụ cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, các quán ăn,… tương đối đơn giản, dễ làm và linh hoạt thời gian nên thường được các bạn sinh viên lựa chọn. Các bạn có thể chọn làm các ca part-time hoặc full-time tùy theo lịch học tập của mình. Thường thì mỗi ca sẽ kéo dài từ 4 – 8 tiếng.
Công việc phục vụ sẽ khiến bạn phải hoạt động liên tục cũng như tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng. Chính vì vậy cũng sẽ mang đến cho nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm về giao tiếp với xã hội. Mức lương trung bình của sinh viên làm thêm nghề phục vụ dao động từ 2 – 5 triệu.
Công việc dạy thêm, gia sư lúc nào cũng được rất được nhiều bạn sinh viên quan tâm. Bởi tính chất công việc không hề nặng nhọc lại liên quan đến những kiến thức mà các bạn đã biết. Do đó đây là một công việc làm thêm vô cùng phù hợp với các bạn sinh viên.
Các bạn có thể sắp xếp thời gian để dạy được nhiều buổi, nhiều lớp khác nhau để có thể gia tăng thêm thu nhập. Mỗi buổi gia sư tại nhà thường kéo dài 1,5-2 tiếng, hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc học trên lớp của các bạn.
Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi tính kiên trì và kỹ năng truyền tải cũng như phải đảm bảo đúng kiến thức. Mức lương trung bình của sinh viên làm thêm nghề gia sư khoảng 2-3 triệu/tháng hoặc hơn tùy vào thời gian đi dạy của các bạn.
Tuy đây là lưu ý cuối cùng nhưng lại cực kỳ quan trọng đó là bạn cần cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời gian biểu giữa việc học và làm thêm sao cho thật hợp lý.
Nếu quá đam mê công việc làm thêm mà thiếu thời gian cho việc học sẽ khiến kết quả học tập kém đi. Nhiều khi có khả năng dẫn đến phải thi lại và tệ hơn nữa là nghỉ học. Nhiều bạn đến lớp nhưng ngủ gục vì quá mệt mỏi sau những giờ làm thêm. Chính vì vậy, cân đối thời gian để sức khỏe, sự tỉnh táo mới giúp các bạn hoàn thành được hai việc song song trong thời gian lâu dài.
Bài viết ở trên đã liệt kê một số công việc làm thêm khá phù hợp với các bạn sinh viên. Đây là những công việc tương đối dễ làm và giúp các bạn có thêm thu nhập. Hy vọng các bạn đã có thể nắm được mức lương trung bình của sinh viên làm thêm để có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Đừng quên đón đọc những bài viết khác trên Muaban.net nữa nhé!
Tranh thủ thời gian rảnh, nhiều bạn sinh viên đã chủ động tìm việc làm thêm vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tăng thêm trải nghiệm thú vị trong công việc cũng như rèn giũa bản thân.
Chọn công việc bán trà chanh vỉa hè gần ký túc xá đã được hơn 1 tháng, Ngô Ngọc Thuý Quyên, sinh viên năm nhất, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM cho biết bản thân tranh thủ thời gian nghỉ ôn thi cuối kỳ để đi làm.
Quyên làm 3-4 buổi/tuần, tiền công mỗi giờ là 20.000 đồng/giờ. Công việc cũng không quá áp lực nhiều nên Quyên rất hài lòng. Việc làm thêm không chỉ giúp thêm thu nhập để Quyên tự trang trải cho cuộc sống sinh viên mà còn đỡ đần bố mẹ. Tự nhận là người hướng nội nhưng khi bắt đầu bán hàng và tiếp xúc với nhiều khách khác nhau, Quyên cảm thấy bản thân thay đổi rõ rệt. "Ngoài cải thiện kỹ năng giao tiếp, đi làm thêm cũng giúp em có thêm nhiều mối quan hệ. Vui nhất là được chị chủ thưởng thêm do bán hàng tốt" – Quyên nói.
Thúy Quyên hài long với công việc làm thêm hiện tại. Ảnh: Mỹ Hạ
Còn Bá Nữ Tany, sinh viên năm 2 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM, là nhân viên phục vụ tại một quán ăn gần chỗ ở, với mức tiền công 20.000 đồng/giờ cho một ca làm việc từ 4-5 giờ. Tany cho biết, công việc làm thêm hiện nay khá là phù hợp với mong muốn bản thân. Công việc phục vụ quán không khó lắm, làm thêm vừa có thu nhập vừa giúp bản thân hướng ngoại hơn, được giao tiếp xã hội nhiều hơn. "Ra trường thì mình sẽ kiếm công việc liên quan tới ngành học, công việc này chủ yếu là mình kiếm thêm thu nhập thôi. Số tiền kiếm được từ việc làm thêm tiền phụ vào tiền ăn, mua đồ dùng hằng ngày" - Tany nói.
Nhập số liệu online là công việc mà Mai Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 2, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, làm gần 1 năm qua.
Lương trả theo sản phẩm, lại không bó buộc về thời gian nên Như tranh thủ thủ làm lúc rỗi. Trung bình 1 tháng làm thêm, Như kiếm được từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng. Ngoài thu nhập, công việc này cũng giúp khá nhiều cho ngành học nên Như rất hài lòng. "Ngành học hiện tại của mình là An toàn thông tin, đòi hỏi cẩn thận và tỉ mỉ. Công việc nhập số liệu đã giúp ích rất nhiều cho nghề nghiệp của mình sau này".
Thúy Quyên vui vẻ với công việc làm thêm hiện tại. Ảnh: Mỹ Hạ
Thời gian rảnh, Kiều Thị Khánh Linh - sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TP HCM, chọn công việc làm gia sư và chạy sự kiện. Mỗi tuần Linh làm thêm ít nhất 3 buổi. Công việc gia sư thì sẽ cố định theo tuần nên sẽ dễ để sắp xếp được thời gian, còn chạy sự kiện thì sẽ linh hoạt hơn. Lương trung bình của cả 2 công việc sẽ khoảng 70.000 đồng/giờ, số tiền này giúp Linh có thêm một khoản sinh hoạt phí. Với Linh, để cân bằng giữa việc học và duy trì 2 công việc làm thêm cùng lúc thì yếu tố thời gian là quan trọng nhất. "Khi đã chọn làm bất kỳ công việc nào thì phải bố trí thời gian hợp lý, nếu không sẽ không mang lại kết quả. Bản thân cũng học được nhiều điều từ công việc làm thêm, chưa kể nâng cao vốn sống" – Linh bày tỏ.
Công việc part time (bán thời gian) trên thị trường việc làm hiện nay rất phong phú cho các bạn sinh viên đa dạng sự lựa chọn. Ngoài mục đích chính là kiếm thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí, công việc làm thêm còn giúp các bạn sinh viên sẽ có thêm được những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống.
Theo dự thảo luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đang được Bộ LĐ - TB - XH lấy ý kiến rộng rãi, học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc nhưng không quá 24 giờ/tuần trong trong thời gian học và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động. Về tiền công làm thêm giờ, dự thảo bổ sung quy định tiền lương của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được mức thấp hơn lương tối thiểu theo giờ.
Ngoài ra, người lao động là học sinh, sinh viên khi làm việc bán thời gian có trách nhiệm thông báo cho cơ sở giáo dục đào tạo. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sử dụng lao động là học sinh, sinh viên tuân theo quy định pháp luật về lao động.
Lịch trình kín mít của một sinh viên đi làm thêm ở quán cà phê
Nguyễn Thế Bảo, 19 tuổi, hiện là sinh viên năm thứ hai của một trường Đại học tại Hà Nội cho hay, bạn đã làm công việc ở tiệm cà phê dành cho người nước ngoài ngay từ năm nhất đại học.
Thời gian biểu của chàng trai năm hai đại học khá dày đặc, sáng Bảo sẽ đi học từ 7h30 đến 11h10, chiều là từ 12h20 đến 16h10 sau đó đến chỗ làm vào lúc 16h30 để chấm công và 23h đêm, cậu mới chính thức kết thúc một ngày học và làm việc.
Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên chọn công việc làm thêm là phục vụ tại các quán cà phê, nhà hàng. (Ảnh: cukcuk)
Bảo bộc bạch :"Em thấy công việc này khá là phù hợp với mảng kiến thức với chuyên ngành của em. Mặc dù lương không cao nhưng em vẫn khá hài lòng với môi trường làm việc của mình.
Bên cạnh đó công việc này mang đến cho em rất nhiều cơ hội được tiếp xúc với người nước ngoài, nói chuyện trực tiếp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh, giúp cho việc học và đi làm của em sau này".
Mặc dù thời gian học tập và làm việc đã chiếm gần hết khoảng thời gian trong ngày nhưng Bảo vẫn dành ra một chút thời gian cho bản thân vào ban đêm.
Chàng trai tâm sự, khi còn trẻ, bạn muốn thử vấp ngã và nỗ lực để có nhiều kinh nghiệm ra trường xin việc làm, bên cạnh đó có một khoản thu nhập cho cá nhân nên việc cân bằng giữa học, làm và chơi rất quan trọng.
Theo như nam sinh 19 tuổi chia sẻ, cậu đi làm thêm vì không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế gia đình, muốn đỡ gánh nặng cho người nhà.
Hiện nay, mọi thứ từ sinh hoạt phí, nhu cầu cuộc sống cậu đều có thể tự lập. Bảo chia sẻ :"Công việc này mỗi tháng giúp em thu về 4 triệu đồng/tháng, tính ra là 18.000 đồng/giờ, thấp hơn so với nhiều công việc bán thời gian hiện nay nhưng em vẫn cảm thấy rất hài lòng và muốn tiếp tục gắn bó với công việc".
Ảnh hưởng tới học tập vì miệt mài làm thêm
Trần Anh Quân, 19 tuổi, là sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải. Chàng trai quê tại Hải Phòng mới ra Hà Nội học tập và làm việc được một năm nhưng đã trải qua khá nhiều sự khó khăn, thiếu thốn và cả "chèn ép" khi bị trả lương thấp.
Theo như cậu chia sẻ, vì gia đình khó khăn, nhà còn em gái sắp thi đại học nên cậu không dám xin bố mẹ nhiều tiền mà cố gắng đi làm, tự chi trả sinh hoạt phí cho bản thân qua những đồng lương ít ỏi từ việc đi làm thêm.
Hiện tại, Quân làm ở một canteen trường học thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. Công việc của cậu cũng khá đơn giản, phục vụ học sinh vào ăn và dọn dẹp quán, đi ship đồ và chuẩn bị đồ ăn.
Mặc dù công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng, yêu cầu quá cao về kinh nghiệm, chỉ cần có sức khỏe nhưng theo Quân chia sẻ, công việc ngốn rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó việc phục vụ tại căng tin cho học sinh này không giúp được cậu nhiều trong công việc học tập hay xin việc sau này, chỉ đem lại cho cậu khoảng chưa đến 2 triệu đồng hàng tháng.
Theo tính toán, một ngày cậu chỉ kiếm được khoảng 90.000 đồng (15.000 đồng/giờ) từ công việc bán thời gian nhưng có hôm, do có việc đột xuất nên cậu đến muộn 30 phút và bị trừ 50.000 đồng, cuối ngày cậu chỉ có vỏn vẹn 40.000 mang về.
Được biết, công việc bán thời gian ảnh hưởng đôi chút đến việc học tập trên trường của cậu sinh viên mới lên năm hai. Quân chia sẻ, sáng sớm cậu đã phải có mặt trên trường đi học rồi nhanh chóng tới canteen làm thêm. Hết giờ làm, cậu trở về nhà ôn bài đến tối khuya nên cậu luôn trong tình trạng mệt mỏi khi lên lớp vào sáng hôm sau.
Trong thời gian sắp tới, Quân có dự định sẽ tìm việc làm bán thời gian khác có mức thu nhập cao hơn để xứng đáng với công sức cậu bỏ ra, bên cạnh đó nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho công việc trong tương lai.
Điều cần biết về mức lương tính theo giờ
Hiện nay, rất nhiều chủ doanh nghiệp khi tuyển người lao động đã trên 18 tuổi nhưng không có hợp đồng lao động và không trả lương theo luật lao động nhà nước Việt Nam đã ban hành.
Nghị định số 38 nêu rõ, căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ luật lao động, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Chính phủ ban hành quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương tối thiểu giờ lần lượt là 22.500 đồng với vùng I; vùng II là 20.000 đồng, vùng III là 17.500 đồng và vùng IV là 15.600 đồng.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ.
Nhiều lý do khiến sinh viên nhận số lương được trả theo giờ thực tế thấp hơn so với quy định. Trong đó có thể kể đến việc không có nhiều kinh nghiệm để thương lượng, đòi quyền lợi.
Ngoài ra, mong muốn có việc làm thêm chỉ để có tích lũy kinh nghiệm, va chạm cuộc sống hoặc có tiền thật nhanh nhằm trang trải sinh hoạt, học phí trước mắt, nên rất nhiều các bạn sinh viên gần như chấp nhận ngay lập tức mức lương mà chủ lao động đưa ra.
Một điểm bất lợi nữa là các sinh viên gần như chỉ thống nhất bằng miệng với chủ lao động về lương, quyền lợi mà không có hợp đồng, thỏa thuận bằng văn bản nào được ký kết.
Việc này dẫn tới chuyện sinh viên gần như thua thiệt nếu như các quyền lợi hợp pháp bị ảnh hưởng, bởi khi đó, chủ lao động là người "nắm đằng chuôi" trong mọi vấn đề phát sinh.
Theo chị Lý Kiều Thu, hiện đang làm tại một công ty đa quốc gia chuyên về tìm kiếm và đào tạo nhân sự chia sẻ: "Lý do có hiện tượng lương thấp như vậy ngay giữa thủ đô Hà Nội do sự đồng ý từ hai phía doanh nghiệp và người lao động, không phải lỗi tất cả từ một phía nào.
Nếu người đi làm chấp nhận với số lương được chi trả họ sẽ đi làm, nếu không họ có thể tìm công việc khác và không hề có sự bắt ép".
Mặc dù vậy, chị Thu lưu ý người trưởng thành khi ra ngoài tìm việc và bước vào thị trường lao động cần tìm hiểu rõ công việc, mức lương tối thiểu và các quyền lợi công việc đi kèm để không bị "hớ" khi đi làm.