Để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày và cập nhật thông tin nhanh chóng. Nhiều nền tảng mạng xã hội đã được ra đời như: Tiktok, Facebook, Instagram, Youtube, Website,… Điều này có được là nhờ vào công sức của những người làm trong mảng Sáng tạo nội dung.
Để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày và cập nhật thông tin nhanh chóng. Nhiều nền tảng mạng xã hội đã được ra đời như: Tiktok, Facebook, Instagram, Youtube, Website,… Điều này có được là nhờ vào công sức của những người làm trong mảng Sáng tạo nội dung.
Ngày nay, nhiều người cho rằng công nghệ thông tin mới chính là “vua của mọi nghề”. Điều này có thật sự đúng hay không? 10 xu hướng ngành nghề trong tương lai dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!
Theo Gartner – Công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin và công cụ cho các doanh nghiệp
Business Analytics – BA (tạm dịch là Phân tích kinh doanh), là công việc bao gồm những giải pháp được sử dụng để xây dựng mô hình phân tích và mô phỏng để tạo ra các kịch bản, thấu hiểu hiện thực và dự đoán các trạng thái trong tương lai.
Trong doanh nghiệp, hiểu sâu sắc về big data như: thông tin khách hàng, yêu cầu của khách hàng, trải nghiệm khách hàng, nguồn cung, doanh thu, lợi nhuận… chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng các chiến lược hoạt động, giúp doanh nghiệp gia tăng tính cạnh tranh và tối ưu lợi nhuận.
Nhà phân tích kinh doanh chính là cầu nối giữa các vấn đề kinh doanh với giải pháp công nghệ. BA không chỉ là công việc liên quan đến phần mềm. Hầu như mọi ngành nghề hiện nay đều cần đến sự hiện diện của BA. Trong những năm gần đây, khi thị trường ngày một phát triển, sức cạnh tranh lớn ở nhiều ngành nghề, nhu cầu nhân lực về BA tăng mạnh trong các ngành chủ lực như: công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính…
Chuyên gia tư vấn quản lý là người chuyên đề xuất các giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng công việc có thể thay đổi tùy theo vị trí, công việc của các nhà phân tích nghiệp vụ liên quan đến việc nghiên cứu quy trình kinh doanh và quy trình vận hành.
Trong hoạt động kinh doanh, họ phải có khả năng nhìn ra các vấn đề thực tại của doanh nghiệp để tư vấn chiến lược cho nhà quản lý, giúp doanh nghiệp phát triển, tối ưu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Đây là những người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh cần sử dụng công nghệ. Công việc này đòi hỏi phải xác định những cải tiến cần thiết của doanh nghiệp, thực hiện thiết kế hệ thống, đào tạo và chuyển giao hệ thống cho người khác sử dụng.
Công việc cụ thể có thể tiến hành theo các bước sau:
Data analytics là những người sẽ thu thâp thông tin và kết quả, sau đó trình bày những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu và đưa ra báo cáo. Ngoài ra, họ sử dụng các dữ liệu đã thu thập để phân tích, xác định xu hướng và xây dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai cho doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Accenture, Tại Mỹ 80% các công việc liên quan đến phân tích kinh doanh mới được sinh ra trong khoảng năm 2010 đến 2011 vãn chưa tìm được ứng viên đảm nhận. Riêng Mỹ, sẽ tạo ra 400.000 vị trí làm việc mới liên quan đến phân tích kinh doanh trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015 những mới chỉ có 140.000 học viên tốt nghiệp ra mới đáp ứng được công việc này.
Theo báo cáo từ Analytics Insights, khoảng 80% các công ty ở Anh đang lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự trong khối phân tích dữ liệu. Thậm chí một số doanh nghiệp cần ác chuyên gia trong lĩnh vực này để giúp họ điều hướng hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế không ổn định, nhất là khi trong bối cảnh cả thế giới đang chống chịu đại dịch COVID-19.
Tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình – chủ tịch Hội đồng quản trị FPT cho biết “ Sự khan hiếm nhân lực về phân tích kinh doanh trên thị trường quốc tế là cơ hội cho các nước có nền tảng toán học và các ngành khoa học tự nhiên tốt ở bậc phổ thông như Việt Nam. Thế giới vẫn còn thiếu 6 triệu chuyên gia phân tích kinh doanh, cơ hội nằm ở những bộ não linh hoạt, điều mà người trẻ Việt Nam có lợi thế”. Nhìn chung, ở thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực trong lĩnh vực phân tích kinh doanh ở Việt nam còn nhiều hạn chế.
Theo báo cáo của Glassdoor, mức lương trung bình của một nhà phân tích kinh doanh năm 2019 ở một số quốc gia như sau:
- England, UK: £26,000- £108,000/năm - USA: $68,346/năm - Canada: CA$100,000/năm - Singapore: $45,600/năm - HongKong: HK$576,000/năm
Ở Việt Năm, theo Vietnamsalary Careerbuilder, mức lương trung bình của nhà phân tích kinh doanh là 16,400,000 VNĐ (phụ thuộc vào doanh nghiệp và từng giai đoạn khác nhau)
Yêu cầu về nhân sự trong ngành Business analytics không đòi hỏi bạn phải là người trong ngành IT hay trong ngành kinh tế. Tuy nhiên để trở thành BA có trình độ cao thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình những tố chất cần thiết.
Nếu bạn muốn trở thành BA, bạn cần bổ sung thêm kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ trong doanh nghiệp như: kế toán, nhân sự, tài chính… Bởi phải hiểu nghiệp vụ chuyên môn thì bạn mới có thể phân tích và đưa ra giải pháp công nghệ cho khách hàng.
Thường những người thuộc lĩnh vực IT sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA vì ngoài kiến thức nền tảng về IT, thì tùy thuộc vào từng lĩnh vực, dự án và mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó mà họ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liện quan và chuyên sâu khác.
Lợi thế của nhóm người này là kỹ năng giao tiếp cũng như đàm phán. Họ là những người năng động, linh hoạt và kỹ năng trao đổi thông tin cũng tốt hơn. Từ đó, họ có thể dễ dàng tiếp cận và làm việc để chốt nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của nhóm người này chính là vấn đề kỹ thuật, để có thể đàm phán và tư vấn cho khách hàng thì họ cần nắm được các hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết mà việc nắm nắm được kiến thức chuyên môn về kỹ thuật thì không phải là việc đơn giản, học ngày một ngày hai mà xong.
BA không xuất thân từ kỹ thuật thường làm việc trong các doanh nghiệp chỉ liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nào đó nhất định. Họ vẫn đóng vai trò cầu nối nhưng họ cần nhóm phát triển phần mềm tư vấn giải pháp kỹ thuật nhiều hơn.
Rõ ràng việc vừa có kiến thức IT, vừa có kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác là một lợi thế vượt trội của nhóm người này. Họ thường là những lập trình viên/ quản lý dự án lâu năm, đã trải qua nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có kiến thức, có khả năng bao quát hết mọi lĩnh vực, cả công nghệ và kinh tế.
Điểm hạn chế của nhóm người này chính là cảm giác trì trệ, chậm chạp. Vì vậy cái cần thay đổi ở nhóm người này chính là sự thay đổi, thường xuyên cập nhật công nghê cũng như linh hoạt hơn trong góc nhìn chuyên môn của mình.
Cái thời tấm bằng đại học là giấy thông hành dẫn đến một việc làm ổn định và hấp dẫn đã qua rồi. Nhiều sinh viên ngày nay sau khi ra trường phải trải qua nhiều công việc khác nhau mới tìm được một công việc như ý muốn. Chắc hẳn bất kể ai cũng muốn thành đạt trong kỷ nguyên mới, có điều đâu là một hướng đi đúng đắn mà thôi. Trong tương lai có thể các ngành nghề sau sẽ trở nên đắt giá: nhân viên kinh doanh, chuyên viên tài chính, chuyên gia tâm lý,...
Theo các chuyên gia nhân sự thì trong thời đại ngày nay, một sự nghiệp thành đạt sẽ đến với những ai được đào tạo kỹ lưỡng, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy và linh hoạt với mọi biến động trong cuộc sống. Và tạp chí Tokyo Times đã đưa ra dự báo của giới chuyên môn về những nghề đắt giá nhất trong tương lai.
1/ Chuyên gia khai thác và cung cấp thông tin "Thông tin ngày nay đáng giá nghìn vàng. Tiền bạc chuyển động với vận tốc ánh sáng và do đó thông tin cũng cần kịp thời và chính xác hơn", Dwayne Peterson, giám đốc hãng tư vấn Merrill Lynch, nói. Các công ty luôn "đói" thông tin, họ không biết kiếm thông tin từ đâu cho dù có rất nhiều nguồn, họ cần những thông tin tức thời và chính xác về các hoạt động kinh doanh, diễn biến trên thị trường cũng như về các đối tác kinh doanh của mình. Đây chính là cơ hội để các chuyên gia khai thác và cung cấp thông tin làm giàu cho chính mình. Mỗi hợp đồng cung cấp thông tin sẽ trị giá nhiều triệu USD.
Không những thế, công việc này không khó khăn chút nào nếu bạn chịu khó. Theo thống kê thì thế giới Internet có khoảng 1,2 tỷ website. Kho dữ liệu thông tin này là vô cùng khổng lồ để kiếm lời, chỉ sợ bạn không khai thác hết mà thôi. Nghề tìm kiếm thông tin theo yêu cầu và đơn đặt hàng sẽ phát triển mạnh mẽ. Yêu cầu duy nhất đối với các chuyên gia khai thác và cung cấp thông tin đó là có kiến thức rộng và thường xuyên cập nhập các thông tin mới nhất để từ đó biết rõ nguồn nào sẽ khai thác được khi có nhu cầu. "Các chuyên gia thông tin sẽ là đối tác lớn của các công ty và tập đoàn trong tương lai. Thu nhập hàng triệu USD đã nằm trong tầm tay", Peterson nói.
2/ Chuyên viên kinh doanh trực tuyến Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các ngành kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng cũng thay đổi từng ngày. Các nhà kinh tế dự báo rằng, vào năm 2015, 84% các giao dịch kinh doanh, tài chính ngân hàng, thanh toán, mua sắm tiêu dùng sẽ được thực hiện trên Internet. Ngay cả văn phòng làm việc cũng được Internet hoá. Do vậy, thế giới sẽ cần một lượng chuyên gia thương mại điện tử khổng lồ để đáp ứng nhu cầu phát triển. Những nhân viên kinh doanh hay nhân viên viên truyền thống sẽ được thay thế bằng các chuyên gia vừa am hiểu kinh doanh vừa thành thạo công nghệ thông tin. Thị trường lao động sẽ chủ yếu là các e-businessmen và e-banker. Đòi hỏi đặt ra đối với e-businessmen và e-banker là trình độ và sự am hiểu Internet song song với kiến thức chuyên môn. Một nhân viên sẽ làm nhiều việc hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ phân tích kinh tế, marketing, PR cho đến quản trị kinh doanh. "Ngay từ bây giờ, các sinh viên cần tự mình thay đổi cách trau dồi kiến thức, tìm kiếm những trường đại học đa ngành nghề để theo học, đặc biệt là công nghệ thông tin", Peter Draoker, giáo sư kinh tế đại học Boston , Mỹ nhận định.
3/ Chuyên gia dịch vụ không dây và quản trị mạng Thế giới hiện nay có khoảng trên 500 triệu người sử dụng điện thoại di động và gần 1,5 tỷ người truy cập Internet thường xuyên. Những con số này sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Cùng với đó, đội ngũ các chuyên gia công nghệ không dây và quản trị mạng sẽ trở nên "đắt giá" và dễ dàng kiếm tiến. Đối với các chuyên gia không dây, công nghệ mạng di động đang thay đổi từng ngày, trung bình 18 một thế hệ mạng mới ra đời. Nhu cầu và thói quen sử dụng điện thoại di động đã ăn sâu trong cuộc sống của mọi người. Tại châu Âu, cho dù số lượng chuyêngia mạng không dây đã đạt gần 20 triệu người nhưng cung vẫn chưa đủ cầu, ước tính vào năm 2010, châu Âu sẽ cần 50 triệu chuyên gia. Các khu vực khác như Mỹ và Châu á, tình trạng cũng tương tự. Còn đối với các nhà quản trị mạng, nghề này sẽ không chỉ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà còn rất cần thiết đối với nhiều lĩnh vực khác. Ngoài các trường đại học công nghệ mà ngay cả các trường mỹ thuật rồi cũng sẽ cho ra lò những chuyên gia quản trị mạng và thiết kế web. Rồi đây, sẽ xuất hiện những chuyên gia biên tập nội dung các trang web, các chuyên gia đồ hoạ và lập trình trong từng lĩnh vực. Đồng thời, những nhà quản trị mạng, webmaster cũng sẽ sáng tạo và linh hoạt hơn. "Họ là những người sẽ tạo ra các đột phá mới trên mạng Internet toàn cầu", Jane Donaski, giám đốc hãng Weblab, cho biết. 4/ Chuyên gia tư vấn tài chính riêng Thế giới đang giàu lên và theo đó cuộc sống của mọi người cũng đầy đủ hơn. Họ được hưởng nhiều quyền lợi hơn nhưng đồng thời cũng có nhiều nghĩa vụ hơn. Các gia đình ngày nay phải đóng thuế và các khoản bảo hiểm xã hội không chỉ nhiều hơn mà còn phức tạp hơn vô số lần. Đà gia tăng này sẽ còn tiếp tục. Song song với đó, các gia đình cũng có nhu cầu cần thuê cho mình những chuyên gia tư vấn tài chính riêng để đảm bảo sự ổn định tài chính gia đình. Tại Mỹ, có khoảng 450.000 chuyên gia tư vấn tài chính gia đình, con số này đang tăng lên từng ngày. Một người có thể tư vấn cho nhiều gia đình và do vậy, khoản thu nhập của họ rất hấp dẫn. Những tư vấn viên này không chỉ đưa ra những lời khuyên về thuế mà họ còn vạch đường chỉ lối cho các gia đình trong hoạt động bảo hiểm và đầu tư. Thị trường chứng khoán trong tương lai vẫn sẽ bùng nổ và mức độ xã hội hoá còn cao hơn nhiều. Do vậy, vai trò của các tư vấn tài chính càng trở nên quan trọng và cần thiết. Các gia đình sẵn sàng trích một phần lợi nhuận đầu tư để trả cho những chuyên gia này. Chỉ có điều, yêu cầu đối với các tư vấn viên khá cao. Thị trường tư vấn thường xuyên thay đổi, liên tục xuất hiện những phương thức đầu tư mới, chế độ bảo hiểm mới. Khi đó, bản thân các nhà tư vấn riêng cũng cần thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu chung. 5/ Chuyên gia dịch vụ giải trí Môi trường làm việc ngày nay đòi hỏi các nhân viên có năng suất lao động cao hơn, tập trung hơn nhưng đồng thời cũng sẵn lòng dành cho nhân viên quãng thời gian thư giãn giải trí. Nhiều công ty rất thoải mái với các kế hoạch du lịch giải trí của nhân viên. Đối với họ, nhân viên sẽ phải làm việc căng thẳng hơn nhưng đổi lại họ sẽ tự do hơn để giải trí. Còn về phía các nhân viên, đương nhiên nhu cầu giải trí của họ cũng cao hơn sau những giờ làm việc áp lực. Chính vì thế, một nghề mới đã bắt đầu phát triển, đó là chuyên gia tổ chức kế hoạch thư giãn và giải trí. Những chuyên gia này sẽ làm rất nhiều công việc, bao gồm phân tích xem thời gian nào là thích hợp cho mọi người thư giãn, giải trí trong bao lâu và ở đâu. Tất cả mọi thứ sẽ do họ đảm nhiệm, khách hàng chỉ cần ký hợp đồng, giao tiền và thưởng thức quãng thời gian thoải mái nhất mà thôi. Ngành công nghiệp không khói du lịch giải trí đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, có lẽ chỉ đứng sau công nghệ thông tin mà thôi. Trong tương lai, các chuyên gia du lịch và giải trí sẽ rất dễ kiếm việc làm cho mình. Hầu như nơi nào trên thế giới, các chuyên gia này cũng dễ dàng thu được từ 1 đến 2 triệu USD trong một năm. 6/ Chuyên gia hướng nghiệp và đào tạo Đây sẽ là một nghề khá mới mẻ trong tương lai. “Thị trường lao động đang thay đổi, theo đó sự khắc nghiệt sẽ ngày một tăng cao, trình độ chỉ là một phần quyết định sự thành công, cái chính là sự năng động và tháo vát của các nhân viên” Mark Dofler - chuyên viên nhân sự của PricewaterHouseCoopers, nhận định. Cũng theo giới chuyên môn thì trong tương lai, trước khi tìm cho mình một công việc như ý, các ứng viên ngày nay sẽ phải trải qua trung bình từ 4 đến 5 công việc khác nhau mà qua mỗi lần như vậy, họ được trảI nghiệm bằng chính nhận thức cũng như kinh nghiệm làm việc của mình. "Nhân viên trong tương lai không thể hy vọng suốt đời chỉ gắn bó duy nhất với một ông sếp. Sự thay đổi công việc là điều thường gặp. Yếu tố quan trọng là trình độ chuyên môn và sự am hiểu các lĩnh vực đến đâu", Mark nói. Vậy những người này sẽ cần đến ai? Đương nhiên là các chuyên gia đào tạo và hướng nghiệp rồi. Theo số liệu thống kê thì trung bình một người Mỹ và châu Âu trên con đường công danh sự nghiệp của mình đã phảI trải qua 40 khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn khác nhau. Thế kỷ 21 là thời điểm mà loại hình đào tạo hướng nghiệp sẽ nở rộ. Các chuyên gia đào tạo là những người bận rộn nhất và cũng được trả lương xứng đáng nhất. Để tìm cho mình một vị trí trong thế giới này, các ứng viên từ bây giờ phải tập trung vào việc đào tạo chình mình đã. Đây là một nghề cần có sự tổng hợp kỹ năng và trình độ của các nhà doanh nghiệp, các nhà tâm lý học, các chuyên gia nhân sự, chuyên gia phân tích và cả chuyên gia PR (Public Relations) nữa.
7/ Chuyên gia tư vấn thương thảo, đàm phán Thế giới hiện đang thiếu trầm trọng những chuyên gia có thế tư vấn cho các công ty, tập đoàn giúp họ đàm phán vớI đốI tác và ra quyết định hợp lý, ứng phó có hiệu quả đối với những tình huống đặc biệt . Đó chính là những chuyên gia tư vấn trong việc thương thuyết, đàm phán kinh doanh. Hơn thế nữa, trong cuộc sống nhiều biến động hôm nay, tất cả chúng ta cũng đang cần đến sự hợp tác của các chuyên gia thương thuyết có khả năng đàm phán với nhiều đốI tượng khác nhau, đặc biệt là trong các tình huống nguy hiểm như các vụ bắt cóc, tống tiền, đình công&Nhu cầu tăng thì đương nhiên kéo theo sự "đắt giá" của các chuyên gia trong lĩnh vực này mà theo đó mức thu nhập không thể nól là không hấp dẫn. Nhiều người cho rằng các nhà thương thuyết chỉ thực sự cần cho lực lượng cảnh sát hoặc cho công an điều tra. Tuy nhiên, trong tương lai gần, rất nhiều công ty, tập đoàn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê các nhà thương thuyết giúp đỡ họ trong nhiều tình huống khủng hoảng, thậm chí là họ cần lời khuyên của các chuyên gia này để tránh rơi vào cạm bẫy kinh doanh. 8/ Chuyên gia tâm lý học, xã hội học Ngày nay, cạnh tranh không chỉ bùng nổ trên thương trường mà nó còn len lỏi vào cuộc sống cá nhân cũng như môi trường làm việc của mọi người. Trong hoàn cảnh đó, bỗng dưng những soft skill (kỹ năng bẩm sinh hay do rèn luyện) lại trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. "Chúng tôi đánh giá những soft skill ngang với tấm bằng đại học của các ứng viên", Kevin Wayne - giám đốc nhân sự của Global Business, cho biết. Ai ai cũng sẽ tìm cho mình những soft skills. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Soft skills sẽ khiến con người ta dễ bị stress hơn bởi áp lực của nó rất lớn. Song song với đó, công việc có nhiều sức ép, nhịp độ sống nhanh, thời gian giải trí bị ít đi cũng khiến mọi người lâm vào khủng hoảng tâm lý nhiều hơn. Chính điều này sẽ khiến các chuyên gia tâm lý trị liệu và tư vấn cuộc sống trở nên "ăn khách" hơn bao giờ hết. ở Mỹ và châu Âu ngày nay, nếu bạn muốn có được một chuyên gia tư vấn tâm lý có năng lực, bạn sẽ phải đăng ký trước 3 tháng với mức chi phí khá cao. BởI vậy mà các chuyên gia này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Trong tương lai, nhu cầu này sẽ còn tăng hơn, ước tính thế giới cần đến khoảng 2 triệu chuyên gia tâm lý. Để thành công trong nghề này, bạn cần có kỹ năng và sự hiểu biết xã hội khá lớn. Nếu bạn đang theo học một ngành tâm lý và dự định trở thành chuyên gia tư vấn, sẽ là rất cần thiết nếu bạn thường xuyên tự mình trau dồi những kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống. Có thể, bằng những kinh nghiệm này, trong tương lai bạn sẽ có một công việc mới mức lương 150.000 USD/tháng. 9/ Chuyên viên văn hoá và sức khoẻ cộng đồng Thoạt nghe có thể bạn khó tin nghề này sẽ "đắt giá" trong tương lai. Nhưng đó là sự thật đấy. Chính phủ các quốc gia sẽ trợ giúp nhiều hơn cuộc sống của người dân và cùng với đó là những khoản đầu tư lớn hơn trong lĩnh vực văn hoá và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Một số chuyên gia kinh tế nhận định, từ nay đến năm 2010, tại nhiều quốc gia trên thế giới, gần 90% các sự kiện văn hoá và chiến dịch bảo vệ sức khoẻ người dân sẽ được thực hiện hoàn toàn bởi các tổ chức được chính phủ giao phó hay ủy quyền. Nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên am hiểu văn hoá và sức khoẻ cộng đồng từ đó sẽ tăng mạnh. Những chuyên viên này là cầu nối giữa giới nghệ sỹ từ thời trang, điện ảnh cho đến thể thao với cộng đồng trong các sự kiện văn hoá cũng như giữa chính phủ với người dân trong các chiến dịch chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Công việc rất nhiều và mức lương cũng rất lớn. Yêu cầu đối với các chuyên viên văn hoá và sức khoẻ cộng đồng là có kiến thức sâu rộng về thị trường văn hoá, về lĩnh vực y tế và cần biết rõ công ty nào, cơ quan chính phủ nào hay nghệ sỹ nào có ý định đầu tư vào đây. "Các công ty chuyên tổ chức các hoạt động văn hoá và y tế sẽ nở rộ trong tương lai không xa", Hana Lwesin - giám đốc Hiệp hội văn hoá và sức khoẻ cộng đồng châu Âu, cho biết. 10/ Chuyên gia về dịch vụ xã hội Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ, nhiều quốc gia giờ đây đã thực sự quan tâm đến cuộc sống của người dân. Hàng năm, chính phủ Mỹ đầu tư khoảng 4 nghìn tỷ USD vì mục đích này. Tuy nhiên, số tiền này theo nhận định của nhiều chuyên gia vẫn chưa đem lại những kết quả như mong muốn. Do vậy, mọi người mong muốn sẽ xuất hiện một nghề mới, nghề dịch vụ xã hội. Các chuyên gia trong lĩnh vực này ngoài công việc theo đơn đặt hàng còn nhận tiền của chính phủ để thực hiện các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cuộc sống cộng đồng. Chuyên gia dịch vụ xã hội sẽ tập trung nhiều vào giải quyết những vấn đề của người cao tuổi. Hiện nay trên toàn cầu số lượng người tuổi từ 65 trở lên chỉ chiếm 7% dân số, dự báo tới năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 20%. Và như vậy, số lượng các chuyên gia dịch vụ xã hội cũng cần tăng theo mới đáp ứng đủ nhu cầu. Công việc giản đơn nhưng thu nhập cao càng khiến nghề dịch vụ xã hội trở nên "có giá" hơn. Nói tóm lại, 10 nghề nghiệp đầy triển vọng trong tương lai nêu trên tuy chưa hẳn là "sự lựa chọn hoàn hảo" cho bất kỳ ai song nó vẫn sẽ vạch ra những hướng đi mới để giúp các sinh viên mới ra trường hay hiện đang trên giảng đường đại học tự tin vượt qua khỏi hố sâu tuyệt vọng của tình trạng công việc không ổn định đang ngày một gia tăng trên quy mô toàn cầu. Theo nhiều chuyên gia nhân sự, "Tương lai sự nghiệp của bạn chỉ có một con đường, và đó là con đường của những lựa chọn đúng đắn
Để bảo đảm được quyền lợi của bạn và giữ được mối quan hệ đồng nghiệp. Để xem thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, nhanh tay truy cập website CareerViet với vô vàn cơ hội đang chờ bạn như tuyển phiên dịch tiếng Trung, việc làm Hà Đông, công ty game tuyển dụng, việc làm Củ Chi, kỹ sư cầu đường, tìm việc Đà Nẵng, lazada tuyển dụng tphcm,... Ngoài ra, hãy chuẩn bị cho mình một hồ sơ xin việc thật ấn tượng tại CV Hay để sẵn sàng chinh phục mọi nhà tuyển dụng nhé!
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Nhiều người cho rằng xu hướng ngành nghề trong tương lai vẫn là các ngành học truyền thống. Đây chính là một quan niệm đã quá lỗi thời! Nếu vẫn đang thắc mắc về vấn đề này, còn chần chừ gì mà không đọc ngay 10 xu hướng ngành nghề trong tương lai cực hot qua bài viết dưới đây cùng NEU E-Learning nhé!