Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là người tạo ra sản phẩm phần mềm, hệ thống trên máy tính. Nhiệm vụ chính của họ nói đơn giản vị trí này là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế phần mềm đáp ứng nhu cầu đó. Kỹ sư phần mềm phải có tầm nhìn tổng quát, kiến thức ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, kĩ thuật ứng dụng toán học, thiết kế,…
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là người tạo ra sản phẩm phần mềm, hệ thống trên máy tính. Nhiệm vụ chính của họ nói đơn giản vị trí này là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế phần mềm đáp ứng nhu cầu đó. Kỹ sư phần mềm phải có tầm nhìn tổng quát, kiến thức ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, kĩ thuật ứng dụng toán học, thiết kế,…
Để khách hài lòng thì sản phẩm phần mềm tạo ra phải đáp ứng nhu cầu của họ. Do đó kỹ sư phần mềm sẽ là người tìm hiểu những mong muốn của khách hàng là gì, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu cho sản phẩm tạo ra.
Xem thêm: Việc làm Kỹ sư phần mềm
Xác định nhu cầu khách hàng là việc làm đầu tiên của một kỹ sư phần mềm (Nguồn: Internet)
Bạn có thể dễ dàng phân biệt kỹ sư phần mềm và lập trình viên qua những yếu tố sau đây:
Sau nhận được sản phẩm hoàn chỉnh, kỹ sư phần mềm tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để cài đặt chương trình cho người dùng, khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc để đảm bảo khách hàng sử dụng thành thạo.
Một số vị trí công việc tiềm năng tại các khu vực phổ biến tại VietnamWorks:
Một người có khả năng tư duy logic sẽ kết hợp lý trí, ý tưởng và suy luận để đưa ra trình tự giải vấn đề một cách hợp lý nhất. Đây là điều quan trọng đối với người kỹ sư phần mềm, khi họ phải theo xuyên suốt cả quá trình tạo ra hệ thống phần mềm từ giai đoạn thảo luận cùng khách hàng, phối hợp cùng đồng nghiệp cho đến khâu cuối cùng là kiểm tra sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy tư duy logic sẽ giúp ích cho kỹ sư phần mềm “cân đo đong đếm” giữa nhu cầu khách hàng và nguồn lực công ty để mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Tư duy logic giúp người kỹ sư phần mềm xử lý và giải quyết vấn đề hợp lý nhất (Nguồn: Internet)
Sản phẩm ngay tại thời điểm tạo ra đã hoàn chỉnh nhưng trong tương lai có thể phát sinh các lỗi, sai sót nhất là các sản phẩm công nghệ, phần mềm. Vì vậy kỹ sư phần mềm phải dự báo được các rủi ro để hoạch định các phương pháp giải quyết. Tùy từng trường hợp lỗi, họ sẽ có những phương án dự phòng phù hợp nhất.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng công nghệ AI trong đời sống
Kỹ sư phần mềm phải lường trước các rủi ro và có phương án để giải quyết (Nguồn: Internet)
Kỹ sư phần mềm không chỉ làm việc trực tiếp với khách hàng mà họ còn phải phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp của mình như lập trình viên, nhân viên thiết kế website, designer,... Do đó nếu có khả năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp ích cho họ trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn thiện từ nhiều ý kiến đóng góp của mọi người.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp kỹ sư phần mềm tạo ra được sản phẩm hoàn thiện (Nguồn: Internet)
Ở Việt Nam, kỹ thuật phần mềm là một trong những ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Cùng với đó xu hướng phát triển công nghệ cao đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần ngày càng tăng. Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường có thể làm việc ở các vị trí:
Kỹ sư phần mềm cơ sở (Junior Software Engineer): Kỹ sư mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản như viết code, kiểm thử phần mềm, sửa lỗi,…
Kỹ sư phần mềm (Software Engineer): Sau một vài năm kinh nghiệm, bạn sẽ được thăng tiến lên cấp bậc Kỹ sư với nhiều trách nhiệm hơn, bao gồm thiết kế hệ thống phần mềm, phát triển phần mềm, viết tài liệu kỹ thuật,… Bạn cần có khả năng làm việc độc lập và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
Kỹ sư phần mềm cao cấp (Senior Software Engineer): Bạn là chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm với nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về các công nghệ phần mềm mới nhất. Bạn có khả năng dẫn dắt các dự án phần mềm lớn và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp nhất.
Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect): Chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống phần mềm, có khả năng xây dựng quy trình làm việc cho nhóm kỹ thuật.
Quản lý kỹ thuật (Technical Manager): Chịu trách nhiệm quản lý một nhóm kỹ sư. Bạn cần có khả năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý công việc hiệu quả.
Giám đốc công nghệ (CTO): Đây là vị trí đỉnh cao trong sự nghiệp của một kỹ sư. Chịu trách nhiệm về chiến lược công nghệ của một công ty. Bạn cần có tầm nhìn chiến lược, khả năng đánh giá các công nghệ mới và sở hữu khả năng lãnh đạo vượt trội.
Trước tiên, kỹ sư phần mềm cần tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Cụ thể hơn là khám phá ra những điều họ thật sự cần và vấn đề họ muốn được giải Họ cần đặt ra các câu hỏi như dùng sản phẩm để giải quyết vấn đề gì? Người dùng Khách hàng hy vọng điều gì khi dùng sản phẩm? Thiết kế dễ sử dụng và thân thiện với người dùng?…. Còn rất nhiều câu hỏi khác để kỹ sư phần mềm tìm hiểu hết nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, ứng dụng công nghệ.
Khi đã hiểu rõ tất cả vấn đề từ phía người dùng, kỹ sư vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng, sự sáng tạo của bản thân để cùng đồng đội thiết kế ra chương trình, phần mềm tốt nhất. Mục đích là giải quyết được nhu cầu và mong muốn cho khách hàng.
Khi đã hiểu rõ tất cả vấn đề từ phía người dùng, kỹ sư vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng, sự sáng tạo
Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai chức danh công việc kỹ sư phần mềm và lập trình viên. Tuy chúng đều là 2 công việc thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng lại có nhiều điểm khác nhau. Cụ thể :
- Chỉ tạo nên một phần của chương trình phần mềm.
- Thực hiện một chuỗi gồm nhiều công việc liên quan đến kỹ thuật phần mềm.
=> Có tính khái quát, tổng thể của cả một quá trình.
- Chỉ thực hiện hoạt động lập trình như viết code cho chương trình.
=> Có tính chi tiết và đi sâu vào một phần của hệ thống phần mềm.
Xây dựng, phát triển hệ thống theo yêu cầu của khách.
Công việc lập trình chỉ là phần nhỏ của cả hệ thống phần mềm.
Tính thực tế của sản phẩm phần mềm
Phải có cái nhìn tổng quan để cân đối tính chuyên môn và tính thực tế của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm mang tính chuyên môn cao hơn so với tính ứng dụng.
Thường xuyên thảo luận với khách hàng, quản lý và những người có liên quan đến công việc.
Làm việc mang tính độc lập cao, ít tương tác với mọi người.
Tuy là vị trí kỹ sư phần mềm và lập trình viên đều thuộc ngành công nghệ thông tin nhưng chúng lại khác nhau (Nguồn: Internet)
Bước đầu hoàn thành thiết kế hệ thống chương trình hoàn thành thì công việc tiếp theo là phối hợp với đội ngũ lập trình viên. Kỹ sư phần mềm sẽ trình bày, giải thích rõ yêu cầu khách hàng để lập trình viên hiểu rõ và tiến hành viết chương trình.
Kiểm tra bảo trì và nâng cấp là bước rất quan trọng. Thông thường, các ứng dụng trên điện thoại cần được cập nhật, nâng cấp và đối với phần mềm, ứng dụng cũng vậy. Kỹ sư phần mềm phải theo dõi, kiểm tra thường xuyên để tiến hành khắc phục, nâng cấp khi gặp vấn đề.
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thông minh, các ứng dụng tiện ích hay hệ thống phần mềm càng cao. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng cho vị trí kỹ sư phần mềm nói riêng và vị trí việc làm khác trong ngành khoa học công nghệ nói chung rất lớn.
Ngoài cơ hội nghề nghiệp rộng mở thì mức lương của kỹ sư phần mềm cũng là điều được nhiều bạn quan tâm. Theo trang khỏa sát VietnamSalary.vn thu nhập trung bình của vị trí việc làm này vào khoảng 13,4 triệu/tháng, mức cao nhất có thể lên đến 25 triệu/tháng và thấp nhất là 6 triệu/tháng. Mức lương sẽ tùy vào kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của mỗi ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Vì vậy hãy cố gắng học tập, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để có cơ hội thăng tiến trong công việc bạn nhé.
Mức lương của kỹ sư phần mềm tương đối cao (Nguồn: Internet)
Trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi là điều không đơn giản, CareerViet hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trên chặng đường chinh phục vị trí công việc này. Để cập nhật thông tin việc làm chất lượng hãy truy cập ngay CareerViet. Đây là một trong những nền tảng tuyển dụng uy tín và lớn nhất hiện nay, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với hàng ngàn việc làm khắp toàn quốc.