Trương Thị Mỹ Lan Bị Bắt

Trương Thị Mỹ Lan Bị Bắt

Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.

Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.

Các bị cáo ăn năn, viện hoàn cảnh xin giảm hình phạt

Ở phần lời nói sau cùng của các bị cáo trước khi HĐXX nghị án, tất cả bị cáo đều cảm thấy hối tiếc, ân hận về hành vi mình thực hiện, đó là lời cảnh tỉnh, là bài học cho không chỉ các bị cáo có mặt tại phiên tòa mà còn cho rất nhiều người rằng hãy thượng tôn pháp luật dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù có muộn. Với mong muốn được HĐXX xem xét để có những bản án khoan hồng để các bị cáo sớm được trở về với gia đình và xã hội, các bị cáo đều đưa ra những hoàn cảnh cá nhân đặc biệt của mình nhằm mong nhận được sự cảm thông của HĐXX.

Đối với những bị cáo chính của vụ án như Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ, Trương Huệ Vân, Đỗ Thị Nhàn, Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Cao Trí... đều đưa ra những lý lẽ biện hộ cho bản thân trong phần phát biểu lời nói sau cùng.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên toà ngày 4/4. Ảnh: Lê Giang

Với bị cáo Trương Mỹ Lan, trong lời nói sau cùng, bị cáo nói trong nước mắt suốt 45 phút. Nữ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên tục bật khóc và cho rằng bản thân "luôn day dứt tự hỏi vì sao lại lâm vào hoàn cảnh bi đát như thế này?". Bị cáo nói rất hối hận khi tham gia vào lĩnh vực ngân hàng mới dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.

Bị cáo Lan bày tỏ mong HĐXX xem xét lại bà không phải là người gây ra hậu quả của vụ án và không thể quy chụp một mình bà phải chịu trách nhiệm trong việc tái cơ cấu SCB không thành công.

Theo trình bày của bị cáo Trương Mỹ Lan, khi tái cơ cấu SCB, với tư cách là cổ đông lớn, bà đã lèo lái SCB thành ngân hàng lớn (chỉ sau 4 ngân hàng của Nhà nước) mà không có sự hỗ trợ nào từ Ngân hàng Nhà nước. Bị cáo đã dốc hết tiền bạc, tâm sức cho SCB, việc tái cơ cấu SCB không thành công không phải là do bị cáo làm dở. Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 19-20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.

Bị cáo Trương Huệ Vân tại phiên toà. Ảnh: Lê Giang

Được nói lời sau cùng, bị cáo Trương Huệ Vân (cựu Tổng Giám đốc Vạn Thịnh Phát, cháu gái bà Trương Mỹ Lan) nói, suốt 18 tháng qua, bị cáo đã học được vô số bài học quý giá và nhận thức sâu sắc về những giá trị trong cuộc sống, nhất là tinh thần thượng tôn pháp luật. Bị cáo mong HĐXX mở lòng khoan dung để xem xét tất cả những hành vi, bối cảnh, phẩm chất của tất cả các bị cáo; đặc biệt là những người phụ thuộc, nghe theo lệnh của cấp trên.

Bình tĩnh khi nói lời sau cùng, nhưng có lúc, giọng bị cáo Chu Lập Cơ ngắt quãng khi nói về vợ mình là bị cáo Trương Mỹ Lan. Bị cáo Chu Lập Cơ mong HĐXX xem xét mức án đối với ông.

"Bị cáo nói dù rất bình tĩnh nhưng cũng không thể tưởng tượng những hậu quả đã xảy ra đối với gia đình bị cáo. Cảm giác xót xa khiến bị cáo khó tha thứ cho mình. Nếu ngày đó sát cánh cùng vợ, hiểu sâu những rủi ro thì bị cáo đã can ngăn vợ không tham gia lĩnh vực ngân hàng", ông Chu nói.

Cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát - bị cáo Đỗ Thị Nhàn. Ảnh: Lê Giang

Còn với cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát Đỗ Thị Nhàn, bị cáo này vô cùng ân hận và xấu hổ về hành vi của mình, sau sự việc này, bị cáo nhận ra một điều là hãy thượng tôn pháp luật dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bị cáo xấu hổ với sự hy sinh xương máu của gia đình bị cáo, gia đình chồng bị cáo với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bị cáo gửi lời cảm ơn đến Chính phủ, lãnh đạo ngân hàng đã tặng thưởng huân chương, bằng khen cho bị cáo trong suốt thời gian cống hiến cho ngành ngân hàng.

Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra, phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước). Ảnh: Lê Giang

Bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra, phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) xúc động cảm ơn đại diện VKS và HĐXX đã thấu hiểu, khoan dung độ lượng cho bị cáo. Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình, bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, bị cáo đã thấy được sai phạm của mình khi là người ra quyết định thanh tra, những sai phạm của bị cáo đã làm ảnh hưởng đến các cơ quan.

Bị cáo Nguyễn Cao Trí. Ảnh: Lê Giang

Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Cao Trí cho biết, đứng ở phiên tòa và nói lời sau cùng ngay lúc này với tâm trạng nặng nề do hành vi sai phạm của mình gây ra, không có ngôn từ nào diễn tả hết được sự day dứt của của bị cáo. Bị cáo muốn gửi lời xin lỗi sâu sắc đến gia đình, người thân và anh chị em cộng sự...

Khi nói lời cuối cùng, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn cũng đã nhận thức sâu sắc về nguyên tắc thượng tôn pháp luật, cũng như những hậu quả mà mình đã phải trả giá bằng sự tự do của bản thân, phải xa gia đình, xa con nhỏ mới 15 tháng tuổi chưa được gặp mặt, bị cáo gửi lời cảnh tỉnh đến tất cả những người đang làm ăn kinh doanh lấy trường hợp của bị cáo là bài học.

HĐXX nhận định, lời khai tại tòa của các bị cáo đa số thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng. Các lời khai phù hợp với nhau, phù hợp người làm chứng, người liên quan và các chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án, đủ cơ sở xác định Trương Mỹ Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Đồng thời, căn cứ tài liệu và lời khai của các bị cáo khác tại phiên tòa, thể hiện bị cáo Lan là người sở hữu thực sự và chi phối hơn 91,5% cổ phần SCB, là người thực tế có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB; tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB.

Do đó, HĐXX không chấp nhận lời bào chữa của bị cáo Trương Mỹ Lan và các luật sư về việc thực tế bị cáo chỉ có 15% cổ phần, bao gồm của bị cáo và 2 người con gái. Quá trình điều tra, những người đứng tên trên 75% cổ phần tại SCB đều thừa nhận đứng tên hộ bị cáo Trương Mỹ Lan.

Cũng theo HĐXX, SCB là ngân hàng thương mại cổ phần, theo quy định pháp luật, quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua khi số đông cổ đông biểu quyết thông qua. Vì vậy, việc chiếm trên 91,5% cổ phần tại SCB nên Trương Mỹ Lan thực tế đã chi phối và thực chất điều hành toàn bộ hoạt động tại ngân hàng này.

Trước đó, trong phiên xét xử ngày 19/3/2024, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 19 đến 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt của 3 tội là: Tử hình.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, có đủ căn cứ xác định từ ngày 1/1/2012 đến ngày 17/10/2022 Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền đặc biệt lớn 677.286 tỉ đồng. Đây chính là hậu quả thiệt hại của vụ án do hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo không hợp tác khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến hiện tại khả năng khắc phục không thể thanh khoản số tiền SCB bị chiếm đoạt, gây dư luận xấu trong xã hội và dư luận quốc tế trong việc điều hành quản lý vĩ mô của Nhà nước và trong kiểm soát điều hành kinh tế, chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Do đó, cần phải áp dụng mức hình phạt nghiêm minh, loại bỏ bị cáo ra khỏi đời sống để răn đe và phòng ngừa hành vi phạm tội tương tự khác xảy ra trong xã hội.

Các bị cáo trong phiên xét xử sáng ngày 11/4/2024

Theo cáo trạng truy tố, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và phần lớn các công ty trong hệ sinh thái. Lợi dụng chính sách của Nhà nước về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Cụ thể, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Trương Mỹ Lan đã nắm giữ cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5% tổng số cổ phần Ngân hàng SCB. Bị cáo Trương Mỹ Lan thực tế là người có quyền lực cổ đông chi phối, thực hiện việc chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động tại Ngân hàng SCB.

Chính nhờ điều này, bị cáo đã sử dụng Ngân hàng SCB như là “công cụ” hữu hiệu để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân để qua đó chiếm đoạt tài sản của ngân hàng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Với mục đích chiếm đoạt tài sản, Trương Mỹ Lan đã can thiệp, chi phối, chỉ đạo hàng loạt lãnh đạo, cán bộ ngân hàng SCB, lãnh đạo chủ chốt tại các công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát và cả các công ty "ma" do bị cáo chỉ đạo Trương Huệ Vân là cháu ruột của mình lập nên. Bị cáo đã thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật, gian dối với nhiều thủ đoạn tinh vi, từ việc câu kết thực hiện các hợp đồng hứa chuyển nhượng, hợp đồng khống để thực hiện thủ tục vay vốn, giải ngân trước và hợp thức hóa hồ sơ sau, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn rất nhiều giá trị khoản vay tại ngân hàng SCB.

Khi được Ngân hàng SCB giải ngân theo hồ sơ, phương án khống, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền bằng thủ đoạn lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Vì đều là các khoản vay khống, do vậy khi đến hạn không trả được nợ, Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm tiếp tục tạo ra các khoản vay khống khác để lấy một phần trả nợ đến hạn, một phần lớn sử dụng cho mục đích riêng của mình.

Ngoài ra, nhằm che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của SCB đã bị cơ quan thanh tra phát hiện, Trương Mỹ Lan còn gặp gỡ bàn bạc với Đỗ Thị Nhàn - Cục trưởng Cục 1 Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Trưởng đoàn thanh tra, đồng thời chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng Giám đốc với SCB nhiều lần đưa tiền cho Đỗ Thị Nhàn với tổng số tiền 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong Đoàn thanh tra.

Việc đưa hối lộ nhằm để bị cáo Đỗ Thị Nhàn che giấu, báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB theo hướng giảm nhẹ, có lợi cho Ngân hàng SCB, từ đó giúp Trương Mỹ Lan tiếp tục thao túng, điều hành ngân hàng SCB và chiếm đoạt tài sản của người dân gửi tại đây.

Đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN - Trưởng đoàn thanh tra, bị cáo buộc về tội “nhận hối lộ”.

Cụ thể, bị cáo Nhàn biết rõ tình trạng của Ngân hàng SCB nhưng không báo cáo; bị cáo gặp bị cáo Trương Mỹ Lan thông qua Võ Tấn Hoàng Văn để trao đổi về những sai phạm này; lúc này, Trương Mỹ Lan đề nghị Nhàn hỗ trợ để SCB tái cấu trúc; sau gặp gỡ, bị cáo Nhàn nhận 5,2 triệu USD thông qua Võ Tấn Hoàng Văn.

HDXX cho rằng, việc bị cáo chỉ đạo thành viên đoàn thanh tra chỉnh sửa số liệu, không đưa SCB vào diện theo dõi, đây là phương thức để bị cáo nhận tiền hối lộ 5,2 triệu USD của Trương Mỹ Lan.

Tại tòa, bị cáo khai việc nhận 5,2 triệu USD là để bảo vệ gia đình, nhiều lần liên hệ Võ Tấn Hoàng Văn để trả lại nhưng không được. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng, việc gặp bị cáo gặp Văn trong thời gian dài, nếu không muốn nhận thì có nhiều cơ hội để trả lại. Thậm chí, bị cáo còn đưa mật khẩu của nhà mình cho bị cáo Văn để đưa quà là tiền vào nhà.

Từ đó, HĐXX không chấp nhận quan điểm bào chữa của luật sư và bị cáo liên quan đến vấn đề này. HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo đủ dấu hiệu cấu thành tội “nhận hối lộ”.

HĐXX không chấp nhận lời bào chữa của bị cáo Trương Mỹ Lan và các luật sư (Ảnh: Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên xét xử sáng ngày 11/4/2024)