Cao điểm mua mùa sắm cuối năm đang đến gần, thị trường xe Việt bước vào giai đoạn nước rút, nhiều hãng xe đang tung ra nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu để hút khách nằm kéo doanh số dịp cuối năm trong suốt một năm nhiều khó khăn.
Cao điểm mua mùa sắm cuối năm đang đến gần, thị trường xe Việt bước vào giai đoạn nước rút, nhiều hãng xe đang tung ra nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu để hút khách nằm kéo doanh số dịp cuối năm trong suốt một năm nhiều khó khăn.
Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.
Do đó, để trả lời được câu hỏi đất hiếm là gì, có thể tham khảo nội dung sau:
Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì. Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:
- Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
- Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).
Mặc dù mang tên là hiếm, các nguyên tố đất hiếm - ngoại trừ prometi có tính phóng xạ - là tương đối dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất, với xeri là nguyên tố phổ biến thứ 25, nhiều hơn cả đồng.
Tuy nhiên, do đặc tính địa hóa học của chúng, các nguyên tố đất hiếm thường phân tán và không thường được tìm thấy tập trung trong các khoáng vật đất hiếm; kết quả là các kho quặng đất hiếm mà có thể khai thác kinh tế là ít phổ biến hơn
- Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
- Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng
- Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng
- Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
- Dùng chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình
- Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
- Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
- Được ứng dụng trong công nghệ laser
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã tách được các nguyên tố đất hiếm đạt đến độ sạch cao đến 98 - 99% và ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau trong công nghiệp.
Trong nông nghiệp, đất hiếm còn được bổ sung thêm vào phân bón để bón cho cây trồng; đồng thời cũng đã có một số thử nghiệm để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đất hiếm là gì? Đất hiếm dùng để làm gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Theo đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc có thể thực hiện thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện
Trung Quốc thắt chặt quản lý đất hiếm: Động thái đáp trả phương Tây?
Trung Quốc vừa công bố một loạt quy định quản lý sản xuất đất hiếm, có hiệu lực từ ngày 1.10.2024. Động thái này được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố mức thuế lên tới 38% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, khiến cho căng thẳng giữa Bắc Kinh và phương Tây leo thang.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất nhóm nguyên tố đất hiếm hàng đầu thế giới, gồm các kim loại rất cần thiết cho công nghệ hiện đại, từ xe điện cho đến tuabin gió, robot và vũ khí quân sự. Nước này cũng đứng đầu trong công nghệ tinh chế đất hiếm. Trong những năm gần đây, Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ tách và chiết xuất đất hiếm. Cơ quan phòng chống gián điệp Trung Quốc từng đánh giá đất hiếm là nguồn khoáng sản chiến lược, liên quan trực tiếp đến “an ninh quốc gia”.
Theo quy định mới, nguồn tài nguyên thiên nhiên này là thuộc về nhà nước và không tổ chức, cá nhân nào được phép xâm phạm hay phá hủy các nguồn đất hiếm. Các công ty vi phạm quy định về khai thác và chế biến sẽ bị phạt gấp 5 - 10 lần so với lợi nhuận thu được. Số tiền phạt có thể lên đến 5 triệu nhân dân tệ (687 nghìn USD) nếu lợi nhuận trái phép dưới 500 nghìn nhân dân tệ. Ngoài ra, các công ty liên quan đến khai thác, tinh chế và xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm cũng phải có biện pháp để theo dấu sự luân chuyển của sản phẩm.
Một mỏ đất hiếm ở miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: Chinatopix/AP
Nhiều nhà quan sát cho rằng, luật mới về đất hiếm của Trung Quốc có thể là đòn trả đũa của nước này đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vốn cáo buộc Bắc Kinh sử dụng hình thức cưỡng ép về kinh tế để gây ảnh hưởng đối với các quốc gia khác. Hơn nữa, động thái này lại diễn ra khi EU đang chuẩn bị áp thuế đối với dòng xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong khối trước làn sóng xe điện từ Trung Quốc mà EU cho rằng có sự trợ giá của nhà nước. Mặc dù chính phủ Trung Quốc giải thích rằng, những biện pháp kiểm soát này chỉ nhằm quản lý nguồn đất hiếm tốt hơn, để phục vụ cho “việc phát triển xanh và sáng chế khoa học, công nghệ an toàn”, nhưng phương Tây lại xem đây là cách Bắc Kinh trả đũa cho những cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào nước này, nhất là các lệnh trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Năm ngoái, Trung Quốc cũng đã cấm xuất khẩu một loạt công nghệ chế biến vật liệu quan trọng này. Vào thời điểm đó, một quan chức nước này cảnh báo, “đây mới chỉ là khởi đầu của các biện pháp trả đũa”.
Trước đó, lo ngại việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát ngành công nghiệp này có thể khiến chuỗi cung ứng cho công nghệ thiết yếu, ô tô và năng lượng tái tạo bị gián đoạn, Mỹ và EU đều nỗ lực tìm cách thu mua đất hiếm cả ở trong nước và nước ngoài, như Việt Nam, Brazil và Australia.
Cách đây 1 năm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố xây dựng cơ sở tinh chế đất hiếm quy mô lớn đầu tiên ở ngoài châu Á và được đặt tại Estonia. Bà nói rằng động thái này sẽ giúp châu Âu tăng cường khả năng chống chịu và đảm bảo nguồn cung. Hồi tháng 4.2024, EU ký thỏa thuận với Nhật Bản nhằm giảm sự lệ thuộc vào hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó tập trung vào việc phát triển “vật liệu tiên tiến” trong lĩnh vực công nghệ, như sản xuất chất bán dẫn và pin. Ngoài ra, theo các chuyên gia, để tránh nguy cơ bị đẩy khỏi thị trường đầy cạnh tranh, Mỹ, EU và các nước khác cần hình thành các đối tác công - tư quốc tế.
LÊ QUẢNG (Theo SCMP, politico.eu)
Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư như sau:
Theo đó, hiện nay việc khai thác đất hiếm được xem là khai thác khoáng sản, trong trường hợp dự án khai thác đất hiếm có quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường thì sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Trên thực tế, vì trong đất hiếm có chứa chất phóng xạ nên nếu khai thác không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường. Cho nên khi có dự án khai thác đất hiếm sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.