Căn Cứ Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì

Căn Cứ Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì

Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng), hay còn gọi là Thuế VAT là loại thuế phổ biến mà mọi doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần theo dõi để kê khai nộp thuế theo đúng quy định hiện hành. Vậy cụ thể thuế giá trị gia tăng là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, MISA meInvoice xin được trình bày tới bạn đọc các nội dung tổng quan nhất về thuế giá trị gia tăng. Mời các bạn cùng theo dõi

Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng), hay còn gọi là Thuế VAT là loại thuế phổ biến mà mọi doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần theo dõi để kê khai nộp thuế theo đúng quy định hiện hành. Vậy cụ thể thuế giá trị gia tăng là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, MISA meInvoice xin được trình bày tới bạn đọc các nội dung tổng quan nhất về thuế giá trị gia tăng. Mời các bạn cùng theo dõi

Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn

Tại thời điểm bài viết được thực hiện, các quy định liên quan tới thuế GTGT được trình bày tại 04 văn bản luật chính. Các văn bản thông tư, nghị định, văn bản hợp nhất hướng dẫn luật được tổng hợp như bảng dưới:

Tổng hợp các văn bản pháp luật chính hướng dẫn liên quan tới thuế GTGT

Bảng: Danh mục các văn bản pháp luật quy định về thuế GTGT và ngày hiệu lực

Hướng dẫn kê khai nộp thuế giá trị gia tăng

Để kê khai nộp thuế giá trị gia tăng VAT doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

Phần mềm kế toán MISA hiện đã đáp ứng mẫu tờ khai thuế GTGT mới nhất theo TT80. Đồng thời, phần mềm còn có tính năng tự động trích xuất tờ khai từ dữ liệu được kế toán nhập khẩu và đặc biệt còn cho phép nộp tờ khai, nộp thuế trực tiếp trên phần mềm.

Ai là người phải đóng thuế giá trị gia tăng?

Người chịu thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cụ thể như sau:

Văn bản hướng dẫn cụ thể người nộp thuế quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.

Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp này, anh/chị sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng gián tiếp.

Ví dụ cụ thể như: anh/chị ghé cửa một cửa hàng tiện lợi mua một lon bia, thì người trực tiếp đóng thuế giá trị giá tăng đó là chủ cửa hàng và anh/chị là người gián tiếp đóng thuế này.

Bán trái cây do nhà tự trồng thì có phải chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016) quy định đối tượng không chịu thuế như sau:

Như vậy, nếu bạn bán trái cây mà các sản phẩm này chỉ mới qua sơ chế thông thường sẽ thuộc vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Tải về các quy định hiện hành liên quan đến thuế giá trị gia tăng Tải

Tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp khấu trừ

Cách tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp khấu trừ áp dụng cho các đơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật gồm:

Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ: Là tổng số thuế giá trị gia tăng (VAT) đã ghi trên các hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa/ dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng đầy đủ các quy định.

Tổng quan thuế giá trị gia tăng VAT

Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

(Định nghĩa về Thuế GTGT được quy định tại Điều 2 Luật số 13/2008/QH12)

Thuế GTGT còn được gọi với một cái tên khác là thuế VAT (Value-Added Tax). Hiểu một cách đơn giản, đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.

Thuế giá trị gia tăng (VAT) có 4 đặc điểm đặc trưng:

Đặc điểm đặc trưng của thuế GTGT

Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu.

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước.

Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.

Thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.

Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng.

Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Một số vai trò chính của thuế GTGT:

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Các loại hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp xem xét thuế GTGT được phân loại làm 3 nhóm đối tượng chính là:

Phân loại đối tượng hàng hóa, dịch vụ khi xem xét thuế GTGT

Căn cứ tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) và Nghị quy định về thuế suất thuế GTGT thì đối tượng chịu thuế GTGT sẽ được chia thành 4 loại sau:

Dấu hiệu nhận biết các trường hợp có thể được áp dụng thuế suất 0%

Chính phủ đã chính thức ban hành Chính sách giảm thuế suất thuế GTGT xuống còn 8% đến tháng 6/2024 theo Nghị quyết 110/2023/QH15 “Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2024, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kế khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.”

Chính sách giảm thuế suất thuế GTGT mới nhất này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Đối tượng không chịu thuế được quy định ở các văn bản pháp luật như dưới đây:

Các văn bản pháp luật quy định đối tượng không chịu thuế

Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế GTGT theo từng nhóm lý do được tổng hợp như dưới đây:

Bảng tra cứu: Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế GTGT, phân loại theo từng nhóm lý do