Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mĩ đạt tốc độ tăng trưởng cao, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Cùng với đó, việc cải tiến kĩ thuật đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mĩ đạt tốc độ tăng trưởng cao, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Cùng với đó, việc cải tiến kĩ thuật đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Bộ phim mô tả những ngày cuối cùng trước khi Phát xít Đức đầu hàng vào tháng 5-1945. Bối cảnh phim diễn ra ở bãi biển Baltic, Pomerania. Một đơn vị Quân đội Xô Viết gồm 7 người đàn ông do đội trưởng Gorynych chỉ huy làm nhiệm vụ đi do thám hoạt động của những người Đức. Một đội quân Đức trú ở gần đó, chờ đợi di tản đến Đan Mạch, nơi họ sẽ đầu hàng Anh.
Cả hai phe đều hiểu rằng chiến tranh sắp kết thúc và không muốn gây sự, nên chọn giải pháp chờ đợi. Tuy nhiên có những người Đức trẻ tuổi được truyền bá tư tưởng không đầu hàng, và những vị chỉ huy Hồng quân lại không giữ được đạo đức chính trực.
Bộ phim chiến tranh Nga hay nhất mọi thời đại này dựa trên huyền thoại về một một nhóm lính cảm tử 28 người đã chặn đứng và phá hủy các xe tăng của Đức quốc xã đang tiến về Moscow.
Vào cuối tháng 11-1941, dưới sự chỉ huy của Tướng Ivan Panfilov, 28 binh lính Hồng quân thuộc Sư đoàn Súng trường 316 đã chặn đứng 54 xe tăng của Đức tiến đánh vào Moscow.
Dù chỉ được trang bị các loại vũ khí hoàn toàn vô dụng đối với xe tăng như súng trường bộ binh Mosin-Nagant, súng máy DP và PM-M1910, lựu đạn chống tăng RPG-40 và súng trường chống tăng PTRD-41 không đủ tiêu chuẩn, nhưng 28 người lính dũng cảm đã chiến đấu không ngừng nghỉ, không khuất phục để bảo vệ Moscow và đất nước.
Dựa trên những sự kiện có thật, bộ phim kể về sự hy sinh anh dũng của những học viên Podolsk trong Trận chiến Moscow vào tháng 10-1941.
Những thanh niên trẻ tuổi được đào tạo trong trường quân sự và chưa bao giờ thực chiến. Nhưng khi phòng tuyến cuối cùng bị đe dọa và một đoàn xe tăng Đức đang áp sát Moscow, các học viên phải ra tiền tuyến chiến đấu cùng Sư đoàn 43 để kìm hãm quân địch trước khi tiếp viện tới. Hàng ngàn thanh niên đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài 2 tuần, nhưng họ đã hoàn thành nhiệm vụ.
Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, hàng ngàn cựu binh chiến tranh Xô Viết được hồi hương từ Đức. Họ bị Lãnh tụ Stalin đầy tới Siberia để cải tạo. The Edge là một trại cải tạo như thế, nằm ở rìa một khu rừng rậm.
Dù từng là người hùng chiến trận, nhưng tài xế xe lửa Ignat lại bị đầy tới trại cải tạo sau khi phá hoại chiếc tàu hỏa nhanh nhất của Liên Xô sau một cuộc đua ấu trĩ.
Ở trại cải tạo, anh phát hiện ra một đường ray xe lửa đã bị hư hai. Lần theo đường ray này bơi qua sông, anh phát hiện ra Elsa, một người phụ nữ Đức mất chồng và phải sống sót bằng cách săn bắt hái lượm suốt nhiều năm. Từ bất đồng ngôn ngữ, họ dần hợp tác với nhau để sửa đầu máy xe lửa.
Tuy nhiên, khi trở về được trại cải tạo, họ lại bị xa lánh do dư âm thù hằn với người Đức từ chiến tranh, rồi lại tiếp tục phải đối mặt với một tên chính ủy viên độc ác.
Bộ phim miêu tả cuộc nổi dậy vào năm 1943 tại Sobibor, vùng đất Ba Lan bị Đức quốc xã chiếm đóng. Nhân vật chính là người lính Xô Viết – Do Thái Alexander Pechersky, anh là một trung úy thuộc Hồng quân Liên Xô. Vào tháng 10-1943, anh bị trục xuất đến vùng đất chết chóc Sobibor, nơi những người Do Thái bị giết chết trong hầm chứa khí gas.
Chỉ trong vòng 3 tuần, Pechersky đã lên kế hoạch cho một cuộc nổi dậy với những tù binh từ Ba Lan và các địa phương khác ở Tây Âu. Cuộc nổi dậy thành công một phần, giúp 300 tù nhân trốn thoát, trong đó khoảng 60 người đã sống sót qua chiến tranh.
Bộ phim chiến tranh Nga hay nhất này dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ilya Boyashov.
Một tài xế lái tăng may mắn sống sót sau một trận chiến xe tăng vào mùa hè năm 1943. Dù bị phỏng 90% cơ thể nhưng anh vẫn hồi phục kì diệu mà không để lại vết tích gì. Tuy nhiên, anh bị rối loạn trí nhớ và không biết mình là ai. Vì thế anh được đặt cái tên Ivan Naydyonov và trở lại chiến trường.
Ivan tin rằng mình có khả năng giao tiếp với xe tăng và bị ám ảnh bởi một chiếc xe tăng vô địch của Đức quốc xã. Anh quyết tâm dò tìm và phá hủy chiếc xe tăng bí ẩn mà lính Hồng quân gọi là Cọp Trắng. Quân đội Xô Viết đã thiết kế một chiếc xe tăng T-34 mãnh lực phi thường và chỉ đạo anh tiêu diệt Cọp Trắng.
Trong những bộ phim chiến tranh Nga hay nhất phải kể đến Nữ xạ thủ. Phim kể về Lyudmila Pavlichenko, một cô gái trẻ gia nhập Hồng quân Liên xô và trở trành một trong những tay thiện xạ bắn tỉa đáng gờm nhất trong Thế chiến thứ hai.
Năm 1941, Lyudmila Pavlichenko vừa mới trúng tuyển đại học và để ăn mừng, cô đi chơi bắn súng với các bạn. Tài năng của cô được Hồng quân chú ý và tuyển mộ. Lyudmila được kết hợp với tay súng bắn tỉa thâm niên Makarov và đem lòng yêu anh này, nhưng anh không đáp lại. Khi chiến đấu ở thành phố Odessa, cô bị thương và được Makarov kéo đến nơi an toàn, thế nhưng anh đã tử trận.
Khi trở lại chiến trường Sevastopol, Lyudmila được kết hợp với một nam xạ thủ khác là Leonid. Cô bắt đầu tiêu diệt được nhiều kẻ thù và nảy sinh tình cảm với Leonid. Nhưng Leonid sau đó cũng tử trận do bị phục kích, không biết Lyudmila đã mang thai con mình.
Bộ phim dựa trên cuộc đời thật của người lính trẻ nhất trong Thế chiến thứ II, Sergei Aleshkov. Hình ảnh khủng khiếp của chiến tranh được phản ánh qua đôi mắt ngây thơ của một đứa trẻ khiến người xem cảm thấy vô cùng thương tâm.
Cậu bé mới 6 tuổi nhưng đã mất hết gia đình trong chiến tranh, may mắn cậu được một trung đoàn cứu giúp. Sau đó Seryozha/Sergei Aleshkov được vị chỉ huy nhận nuôi và trở thành binh lính nhỏ tuổi nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Sống giữa tình cưu mang của những người lính, cậu bé nuôi dưỡng cho mình tinh thần dũng cảm và đã có nhiều hành động anh hùng. Cậu được trao Huân chương Vũ trang vào ngày 26-4-1943 và trở thành anh hùng nhỏ tuổi nhất trong thế chiến.
Đây là bộ phim tiểu sử kể về những trải nghiệm của Mikhail Kalashnikov, người sáng chế ra khẩu súng trường AK-47.
Từ nhỏ anh đã thích thú với một khẩu súng trường đồ chơi. Đến năm 1941, Mikhail đã trở thành sĩ quan điều khiển xe tăng của Hồng quân. Trong trận chiến Bryansk, anh bị thương nặng khi sử dụng khẩu súng chống tăng của Đức quốc xã và bị đưa khỏi tiền tuyến.
Khi đang được đưa về phía hậu phương, anh đụng phải một nhóm lính Đức. Sau khi chứng kiến khẩu súng tiểu liên của người đồng đội bị lỗi ngay vào thời điểm then chốt, anh đã quyết tâm sáng chế ra một vũ khí tự động mới cho quân đội Xô Viết. Phim xứng đáng là một trong những bộ phim chiến tranh Nga hay nhất.
Chiến tranh đã qua đi nhưng những hồi ức và nỗi đau vẫn còn đó. 10 bộ phim chiến tranh Nga hay nhất mọi thời đại kể trên sẽ giúp bạn hiểu phần nào những tàn khốc của chiến tranh và lòng gan dạ của con người khi gánh trên vai sự an nguy của đất nước.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.
Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo tỷ lệ dân số là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến có quy mô rộng lớn và gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.
Nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số ý kiến cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.
Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, phần lớn Đông Á và Đông Nam Á. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất diễn ra ở khu vực Đông Âu giữa Liên Xô (một nước thuộc khối Đồng Minh) và phe Trục (gồm Đức Quốc Xã và 8 nước chư hầu của Đức). Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Sau đây là 10 trận đánh được xem là đẫm máu nhất trong Chiến tranh thế giới thứ II.
1. Trận Monte Cassino: Trận chiến Monte Cassino giữa phe Đồng minh và liên quân Đức - Italy vào nửa đầu năm 1944. Cuộc chiến gồm 4 trận đánh nhỏ hơn diễn ra lần lượt vào các tháng 1, 2, 3 và 5. Phe Đồng minh cuối cùng chiếm được thành Rome của Italy nhưng phải trả cái giá rất đắt. Các bên tham chiến hứng chịu thương vong tới hơn 125.000 người.
2. Trận Ardennes: Đây là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức ở mặt trận phía Tây, được đặt theo khu vực rừng rậm của Bỉ, Pháp và Luxembourg. Dù gây bất ngờ lớn cho quân Đồng minh, cuối cùng, phát xít Đức vẫn thất trận thảm hại. Trận đánh đã khiến 186.369 người thương vong. Với khoảng 840.000 lính tham chiến, đây là trận đánh lớn nhất mà Lục quân Mỹ tham gia trong chiến tranh thế giới thứ 2.
3. Trận Kursk: Đây là chiến thắng quyết định của Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Phía Đông, Trận đánh Kursk chứng kiến loạt đấu xe tăng lớn nhất trong toàn cuộc chiến tranh. Theo các con số do Liên Xô đưa ra, phát xít Đức tổn thất tới 500.000 người. Quân đội Liên Xô tiếp tục tiến lên, giải phóng hầu hết lãnh thổ Ukraine vào giữa năm 1943.
4. Trận đánh Kharkov lần 2: Kharkov là thành phố có tầm quan trọng chiến lược ở Ukraine. Nơi đây chứng kiến giao tranh dữ dội vào mùa thu năm 1941, khi quân Đức đánh chiếm thành phố này. Một năm sau, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công lớn để tái chiếm thành phố. Không may cho Hồng quân, lực lượng Đức Quốc xã ở đây vẫn còn rất mạnh và chúng đủ khả năng tổ chức phòng ngự - phản công mãnh liệt. Chiến thắng này khiến Đức tự tin thái quá. Đây có thể là một trong các nguyên nhân khiến Đức về sau suy yếu dần trên mặt trận phía Đông.
5. Trận Luzon: Luzonlà đảo lớn nhất ở Philippines, có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Mỹ. Năm 1945, quân Mỹ được phép mở một cuộc tấn công vào Luzon (bị Nhật Bản chiếm vào năm 1942). Trận đánh lớn tại đảo này diễn ra từ ngày 9/1-15/8/1945, đã gây thương vong cho đôi bên hơn 332.000 quân.
6. Trận tấn công nước Pháp: Chiến dịch tấn công nước Pháp đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh “Giả vờ” - giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ 2. Quân Đức dễ dàng hạ quân Pháp, dù nước này nhận được hỗ trợ từ lực lượng viễn chinh của Anh và các sư đoàn Bỉ, Hà Lan. Theo các nhà sử học, chiến dịch tấn công nước Pháp của Đức đã khiến hơn 469.000 người thương vong.
7. Trận Narva: Các nhà sử học chia trận chiến này thành 2 giai đoạn, tổn thất lên tới hơn 550.000 quân. Cuối cùng, sau nhiều tháng kịch chiến, Hitler cho rút toàn bộ quân khỏi Estonia. Hàng chục nghìn người đã tử trận, đặc biệt là bên phía Hồng quân. Phía Liên Xô hứng chịu thương vong lớn khi đối mặt các cuộc phản kích của quân Đức.
8. Trận Moscow: Trận đánh tại thủ đô của Liên bang Xô Viết đã gây tổn thất lớn cho hai phía. Phía Liên Xô hứng chịu 650.000 thương vong, trong khi quân đội Đức Quốc xã mất khoảng 150.000 người chỉ trong khoảng 20 ngày giao tranh.
9. Chiến dịch công phá Berlin: Trận công kích lớn cuối cùng trong Thế chiến 2 ở châu Âu - trận Berlin - chứng kiến sự sụp đổ của quân đội Đức, sự tự sát của Hitler và chiến tranh kết thúc. Tại hang ổ cuối cùng, phát xít Đức cố thủ trong từng tấc đất trước khi bị quân đội Liên Xô đánh tan. Sau nhiều trận chiến đẫm máu, cuối cùng, Hồng quân chiếm được tòa nhà Quốc hội Đức ngày 30/4/1945.
10. Trận Stalingrad: Đây là trận chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra năm 1943. Theo sử sách, hơn 1,7 triệu người phải bỏ mạng, riêng Liên Xô có hơn 1 triệu người chết hoặc bị thương. Trong trận này, Hitler có ý đồ giành thế thượng phong ở mặt trận phía Đông.
CNBC đã so sánh GDP danh nghĩa tính theo USD của các nước có trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF.
GDP danh nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế, nhưng không loại trừ tác động của lạm phát. Do đó, thước đo này đôi khi phản ánh quá cao hoặc quá thấp giá trị kinh tế thực của một nước.
Giá trị GDP danh nghĩa xác định theo một đồng tiền phổ biến là cách để tính toán và so sánh quy mô kinh tế của các nước. Giá trị này cũng phản ánh sơ lược về tầm ảnh hưởng khác nhau của những diễn biến, chẳng hạn như diễn biến của đại dịch Covid-19, đến các nền kinh tế ra sao.
Dưới đây là những thay đổi chính về vị trí xếp hạng của 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch.
Ấn Độ đã tụt hạng so với Vương quốc Anh
Ấn Độ vốn là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào năm 2019, đã tụt xuống vị trí thứ 6 sau Vương quốc Anh vào năm 2020. Quốc gia Nam Á này được dự đoán sẽ không giành lại được vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu cho đến năm 2023.
Năm 2020, Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa quốc gia nghiêm ngặt do nước này phải vật lộn để ngăn chặn Covid-19. Hiện nay, các nhà kinh tế học cho rằng viễn cảnh kinh tế Ấn Độ sẽ không có dấu hiệu tích cực do tình hình dịch bệnh chuyển biến nghiêm trọng bất ngờ. Tuần trước, Ấn Độ đã trở thành quốc gia bị nhiễm bệnh nặng thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ.
Các nhà kinh tế ước tính rằng một tháng phong tỏa trên toàn quốc sẽ làm giảm 100-200 điểm cơ bản so với GDP hàng năm của Ấn Độ.
Brazil rớt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Brazil tụt hạng từ nền kinh tế lớn thứ 9 vào năm 2019 xuống nền kinh tế lớn thứ 12 trong năm 2020. Đây là quốc gia duy nhất rơi khỏi top 10. Theo dự báo của IMF, quốc gia Nam Mỹ sẽ nằm ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất đến năm 2026.
Brazil có số lượng bệnh nhân tử vong do Covid cao thứ ba trên toàn cầu. Tuy nhiên, Tổng thống Jair Bolsonaro lại xem nhẹ mối đe dọa từ dịch bệnh mà nhiều lần từ chối áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia để ngăn chặn Covid-19. Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Brazil sẽ chật vật để phục hồi trong những năm tới.
Hàn Quốc lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Khi Brazil rớt khỏi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 và dự kiến sẽ đứng ở vị trí này ít nhất đến năm 2026.
Đầu năm 2020, Hàn Quốc là một trong những quốc gia bên ngoài Trung Quốc xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 sớm nhất. Tuy nhiên, nước này đã thành công trong việc ngăn chặn vi rút vào năm ngoái. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chất bán dẫn cũng giúp nền kinh tế Hàn Quốc chỉ sụt giảm 1% trong năm 2020.
Theo các nhà kinh tế từ công ty tư vấn Capital Economics, bất chấp tình hình bất ổn do dịch bệnh gây ra, các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của nước này vẫn phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ vào sự gia tăng mua sắm trực tuyến trong thời dịch. IMF dự đoán kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng 3,6% trong năm nay.